Bạn đọc viết | Xe sang quý 1: khi người giàu bắt đầu trầm lặng

Cafe xe | Minh Huy 28/06/2024 11:00

Khi củi lửa càng đượm, người giàu càng trở nên kín tiếng. Nhóm thương hiệu xe sang cũng vì thế kém vui khi lượng xe ra đường trong quý 1 giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xe châu Âu buồn nhiều hơn vui.
 
Tính tới hết tháng 3/2024, toàn bộ thị trường xe sang có 1.840 chiếc được đăng ký lưu hành. Kết quả này giảm 13% so với con số 2.102 chiếc cùng kỳ năm 2023. Lưu ý đây là số lượng xe lưu hành tức là xe được đăng ký ra biển số - khác biệt so với số liệu báo cáo của VAMA vốn là lượng xuất kho của nhà sản xuất. Dẫn đầu thị trường vẫn là Mercedes nhưng giảm mạnh nhất cũng chính là thương hiệu đến từ Đức. Trong quý 1, Mercedes có 592 xe được bán ra, giảm 39% cùng kỳ. BMW sau thắng lợi vang dội ở quý 4/2023 thì cũng giảm nhẹ 4%. Không khó để giải thích điều này khi thị trường đã có dấu hiệu overload và bản thân biểu tượng cánh quạt quay nếu không khéo léo cũng sẽ có thể đi vào vết xe đổ của ngôi sao ba cánh trong thời gian tới khi khách hàng đang cảm thấy chiếc xe bị mất giá nhanh hơn và cấu hình sản phẩm tương tự một ma trận, rất khó để cân nhắc và lựa chọn. Trong nhóm xe Châu Âu còn lại thì chỉ duy nhất có Audi là có mức tăng trưởng dương nhưng mình đánh giá điều này cũng chỉ diễn ra trong ngắn hạn khi nhà nhập khẩu mới cần thời gian và cú hích để finetune lại toàn bộ bức tranh kinh doanh ở Việt Nam. Còn Volvo, mặc dù đã có nhích nhẹ về tỷ lệ marketshare nhưng so với năm ngoái, hãng xe Thụy Điển không ghi nhận sự thay đổi về mặt con số - tức là đi ngang. Sẽ cần có nhiều cú hích hơn trong chiến thuật kinh doanh để Volvo tận dụng lượng khách hàng đang mất đi từ các thương hiệu Đức. Tuy nhiên vẫn còn đó một người khổng lồ khác, thương hiệu được mệnh danh là chủ tịch của các các chủ tịch.
Sự vươn lên của Lexus và sự đổi thay từ chính khách hàng.
 
Thầm lặng sau BMW trong suốt 2023, đầu năm 2024, Lexus chính thức chiếm lấy vị trí thứ 2 với khoảng cách 9 điểm phần trăm. Lexus còn “vượt qua chính mình” khi tăng trưởng tới 34% - gần như lấy hết phần khách hàng “bị mất” của Mercedes nếu xét trên con số tỷ lệ. Nếu như các thương hiệu khác mất rất nhiều công sức và chi phí căng sức trên nhiều “mặt trận” - sản phẩm, Marketing, Trade … thì Lexus lại đi ngược xu hướng. Ngoại trừ việc thay đổi thiết kế hiện đại và trẻ trung hơn thì Lexus không có nhiều biến động trong suốt năm qua khi không phải giảm giá, không phải xả tồn, thậm chí nhiều khách hàng phải đặt xe tới hơn 1 năm chờ đợi.
 
Sự “vượt số” của Lexus, ngoài câu chuyện thành công của thương hiệu, còn cho thấy những sự thay đổi quan trọng về insight của nhóm khách hàng cao cấp tại Việt Nam. Lửa lò càng đượm, kinh tế càng nan thì người giàu càng trở nên khép kín. Việc sử dụng những mẫu xe có tính phô trương quá cao dường như khiến họ trở nên dễ bị chú ý và điều này không mang lại nhiều sự tích cực cho câu chuyện kinh doanh cũng như sự nghiệp. Việc lựa chọn một chiếc xe Nhật hạng sang ít nhiều vẫn đảm bảo sự humble nhưng vẫn đủ khác biệt với phân khúc dưới. Cùng với đó dải sản phẩm của Lexus dường như đang là ưu việt nhất khi có đầy đủ các mẫu Sedan, SUV và cả MPV giúp cho mọi nhu cầu của khách hàng đều dễ dàng được đáp ứng.
 
Mấy hôm nay các thông tin lobby cho việc tái giảm 50% trước bạ cho xe CKD đã chính thức lan toả, chỉ chờ ngày lành sau kỳ nghỉ lễ. Hôm nay cũng là ngày cuối của tháng 4 và nhiều hãng đã rục rịch ra thông báo tăng giá bán lẻ để cân đối với chính sách kích cầu của chính phủ. Với hơn 75% các mẫu xe là CBU, phân khúc xe sang sẽ lại gặp khó thêm một lần nữa và lại phải sớm cắt máu ồ ạt khi mà cơ thể còn chưa kịp hồi phục sau tháng 1 xả kho cứu vốn. Tháng 4 luôn là lời nói dối với CBU và năm nay cũng không ngoại lệ. Cùng chờ xem hãng nào sẽ rút chân sản phẩm trong thời gian tới - điều này là sớm thôi vì sức mấy thì cũng có lúc mỏi.
Meow thân.
 
Bạn nghĩ sao về quan điểm này, cùng chia sẻ với Autoblog nhé.
 
Nguồn: Quang Anh

tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

Người tiêu dùng Việt Nam quay lưng với ôtô xăng hạng A vì sự trỗi dậy của xe điện

Năm 2024, doanh số xe cỡ A tại Việt Nam giảm 80% do sự lên ngôi của xe điện VinFast VF 3 và VF 5.

Honda Civic 1996 - gần 30 năm tuổi, rao bán hơn 100 triệu đồng tại Việt Nam

Honda Civic 1996 đã lăn bánh gần 30 năm và rao bán lại với giá hơn 100 triệu đồng tại Việt Nam.

Năm 2025, xe sạc điện sẽ chịu mức giá điện mới

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án về cơ cấu giá bán lẻ điện áp dụng cho mục đích trạm, trụ sạc xe điện.

Sắp hết ưu đãi lệ phí trước bạ 0% cho xe điện

Năm 2022, Chính phủ từng ban hành Nghị định số 10/2022/NĐ-CP về việc hỗ trợ lệ phí trước bạ lần đầu 0% cho ô tô điện trong 3 năm, tính từ ngày 1/3/2022.

Khách mua Hyundai Palisade 2025 phải xếp hàng chờ 1 năm

Hyundai Palisade đạt hơn 33.500 đơn đặt hàng trong ngày đầu tiên mở bán, trong đó 70% khách chọn bản Hybrid.

Chi phí bảo dưỡng VinFast VF 9 lần đầu 12.000 km

VinFast VF 9 sẽ được bảo dưỡng lần đầu tiên ở mốc 12.000 km với các hạng mục thực hiện tương đối đơn giản và ít tiền.

Vì sao người Việt Nam 'mê' Lexus RX350 dù đã cũ hơn 10 năm

Một chiếc Lexus RX350 đời 2009 sau 15 năm sử dụng hiện vẫn rao bán với giá trên 1 tỷ đồng, trong khi chiếc RX350 chạy lướt đời 2016 có giá rao bán trên 2 tỉ đồng.

Cận cảnh thực tế VinFast Motio giá 17,9 triệu đồng tại Việt Nam

Sau khi ra mắt chính thức, VinFast Motio đã có mặt tại các đại lý với giá niêm yết 17,9 triệu đồng.