Xe điện AION tại Việt Nam âm thầm 'về nước' : cái KẾT được báo trước
Hồi tháng 10/2024, thương hiệu xe điện AION từng ra mắt hoành tráng tại thị trường Việt Nam. Màn chào sân của hãng thuộc tập đoàn GAC (Trung Quốc) không hề kém cạnh bất kỳ đối thủ nào: tổ chức sự kiện quy mô lớn, mời dàn khách mời đông đảo sang nước ngoài tham quan, trải nghiệm và không quên "flex nhẹ" trên mạng xã hội với những hình ảnh lung linh, đầy hào nhoáng.

Showroom đầu tiên của AION tại TP.HCM cũng được đầu tư công phu, tọa lạc tại vị trí đắc địa và được truyền thông rầm rộ như một bước mở đầu cho chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối đầy tham vọng. Khi ấy, không ít người trong ngành đánh giá AION là một tân binh đáng gờm, đủ sức khuấy động thị trường xe điện vốn đang sôi động từng ngày.
Thế nhưng chỉ sau nửa năm, mọi thứ dường như đảo chiều. Showroom duy nhất của AION tại Việt Nam – biểu tượng cho sự hiện diện của hãng – đã âm thầm “thay áo”, trở thành một showroom của BYD, một thương hiệu xe điện Trung Quốc khác. Căn nhà từng gắn liền với hình ảnh AION được sơn sửa lại toàn bộ, biển hiệu đổi tên, không còn dấu vết nào cho thấy sự tồn tại của AION. Việc rút lui đột ngột và im lặng khiến nhiều người đặt dấu hỏi: Phải chăng kế hoạch “điện hóa” của AION tại Việt Nam đã thất bại ngay từ bước đầu?
Một số ý kiến còn cho rằng nếu lý do không phải đến từ nội lực AION thì có thể liên quan đến... phong thủy của mặt bằng. Nhưng dù là lý do gì, BYD – người kế nhiệm mặt bằng này – hẳn cũng cần “cẩn trọng”.
showroom hiện tại trước đây của AION nay đã mang tên BYD
Thực tế cho thấy, để vận hành và mở rộng xe điện tại thị trường Việt Nam, yếu tố cốt lõi không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn phụ thuộc rất lớn vào hạ tầng trạm sạc. Hiện tại, số lượng trạm sạc công cộng tại Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, và phần lớn lại thuộc sở hữu của VinFast – hãng nội địa với hệ sinh thái khép kín, phục vụ chủ yếu khách hàng của chính họ. Việc phụ thuộc vào hạ tầng của đối thủ vừa bất tiện, vừa thiếu bền vững cho các hãng xe điện khác nếu muốn phát triển dài hạn.
Trong bối cảnh đó, nếu không đầu tư nghiêm túc cho hạ tầng – đặc biệt là mạng lưới trạm sạc phủ rộng – thì giấc mơ “điện hóa giao thông” chỉ dừng lại ở mức khẩu hiệu. Xe điện có thể là tương lai, nhưng với điều kiện hiện tại của Việt Nam, tương lai đó vẫn còn là hành trình đầy thử thách.
hot trend
Cuộc hành trình xuyên 5 quốc gia, khẳng định tinh thần và công nghệ Made in Vietnam
RAV4 vươn lên số 1 toàn cầu năm 2024 với cách biệt chỉ hơn 2.000 xe
VinFast chính thức công bố việc ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với myTVS, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ ô tô hàng đầu tại Ấn Độ.
Sedan Trung Quốc Lynk & Co 03 chuẩn bị gia nhập thị trường Việt Nam với mức giá dự kiến cạnh tranh, hứa hẹn khuấy động phân khúc hạng C.
Giá 589 triệu đồng nhưng có phanh khẩn cấp, đèn LED, màn hình 10 inch – nhiều mẫu Nhật Hàn không theo kịp
Sự phát triển của đô thị hiện đại kéo theo những thay đổi trong cách người dùng tiếp cận phương tiện cá nhân.
Công ty VinFast chính thức khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh chỉ sau chưa đầy 7 tháng khởi động dự án.
SUV châu Âu lắp ráp tại Việt Nam, động cơ mạnh, giá từ 589 triệu, có thể khiến các đối thủ Nhật - Hàn phải dè chừng.
BÌNH LUẬN