Vì sao ô tô Trung Quốc gặp khó ở Việt Nam?

Đây là câu chuyện đã được trả lời bằng rất nhiều kết quả thực tế, không phải chỉ là câu hỏi vu vơ.

2006 là thời điểm bắt đầu mở ra câu chuyện về ô tô Trung Quốc. Lifan khi đó thậm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua Công ty Bảo Toàn. Ra mắt rất rầm rộ, chẳng kém các hãng xe Nhật, Mỹ đã vào từ hơn 10 năm trước. Đến 2009, Lifan ra mắt 3 mẫu xe đầu tiên, đáng chú ý là được lắp ráp trong nước hẳn hoi, tại nhà máy của liên doanh Hoà Bình (VMC).
Sau này thêm nhiều thương hiệu nữa (kể cả Chery to đoành đang chuẩn bị trở lại với tham vọng cực khủng), và rồi, tất cả đều hoặc âm thầm lủi mất, hoặc “chào các bạn mình về đây”.
 
Bây giờ, ô tô Trung Quốc lại bắt đầu khai mở một con đường mới để vào thị trường Việt Nam một cách rất ồn ào. Hình như ồn ào là phong cách thì phải, ở đâu cũng thế. Nhưng, quan trọng là kết quả thế nào thì hồi sau mới biết, vì tương lai thì vô định mà con đường thì biết đâu đấy, đang thênh thang lại có cái cột điện chạy ra. 
 
Hồi 2006 – 2009 thì khác. Khi ấy, kinh tế vẫn còn èo uột, xe cộ là thứ quá xa xỉ, nhiều người chỉ mong có cái xe để đi đến đích nào đó hằng ngày, kể cả là xe máy. Cho nên, chất lượng xe không phải là vấn đề, và câu trả lời là xe như cái phệu. Hình ảnh quen thuộc là nhiều ông lái Lifan 520 nhưng dán đè logo Vios, ai cũng nhận ra đó thực sự là xe gì bởi nó xộc xệch, móp méo các kiểu.
 
Bây giờ, xe Trung Quốc đã tốt hơn rất nhiều, thậm chí theo công bố của “bản hãng” thì tiêu chuẩn nó còn cao hơn mấy ông Âu - Mỹ. Các bạn nêu bằng chứng rất chi là nhiều người biết: những xe đó đều đang bán rất chạy ở châu Âu.
Tuy nhiên, bán chạy ở châu Âu không đồng nghĩa sẽ bán chạy ở Việt Nam, vì nhiều bạn vẫn chưa hoàn toàn thực tế trong việc lập kế hoạch.
 
Phải thừa nhận với nhau rằng ô tô Trung Quốc giờ rất tốt. Mà chẳng phải chỉ ô tô, nhiều hàng hoá khác cũng thế, tốt lắm chứ đùa. Có phải tự dưng mà giờ đến ông Jaguar Land Rover cũng tính “Tàu hoá” bằng việc sử dụng khung gầm Chery.
Nhưng, cái mà các bạn chưa lường được là tâm lý tiêu dùng. Với nhiều người Việt, bản thân sản phẩm không nói lên điều gì mà quan trọng hơn, thái độ của ông bán sản phẩm mới là vấn đề.
 
Đối với nhiều người tiêu dùng Việt, tâm lý “đi xe Tàu” luôn là một điều gì đó rất khó lý giải. Không phải do bản thân sản phẩm mà do họ dị ứng yếu tố TQ, vậy thôi. Giả sử nhé, một ông nào đó đang sử dụng 1 chiếc xe TQ, nhưng chỉ cần một sự kiện tương tự 981 nữa xem, chiếc xe hoàn toàn có thể được đưa đi luyện thép khỏi băn khoăn luôn.
 
Khó thứ 2 là do bản thân ông bán xe. Khi nhiều người không thích yếu tố Trung Quốc, đáng nhẽ các bạn phải khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thuyết phục thì các bạn lại nhảy bổ lên r.ủ.a xả khách hàng, truyền thông. Đây là N.G.U không phải D.Ố.T. Hãy nhớ rằng, nếu trong tâm lý khách hàng còn rào cản gì đó, bạn phải có giải pháp thuyết phục họ đánh đổi.
 
Khó thứ 3 là quá ồn ào. Đây là tâm lý của nhiều người khi lên kế hoạch kinh doanh. Thể hiện tham vọng, tuyên bố ồn ào bất chấp. Mà cổ nhân đã dạy, muốn thành công thì hãy âm thầm mà làm. Đôi khi bạn thất bại chỉ vì quá… to mồm. Vì, to mồm quá không chỉ khiến đối thủ ghét mà còn khiến khách hàng đau đầu quá mà bỏ chạy.
 
Vậy, để làm sao ô tô Trung Quốc  thành công ở Việt Nam? Giải pháp là phải xử lý được mấy vấn đề trên và quan trọng nhất, phải rẻ đến mức ngay cả những người đang ghét cũng sẵn sàng đánh đổi.
 
Có thể là hình ảnh về 8 người và văn bản

tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

MG tung pin ‘cách mạng’ vận hành cực khủng

SAIC sẽ bắt đầu trang bị cho MG pin điện thể rắn ngay từ năm sau với mật độ năng lượng cao gấp đôi pin cũ.

Hyundai Santa Fe thế hệ mới lộ diện tại Việt Nam, không có máy dầu

Những hình ảnh và video về mẫu Hyundai Santa Fe 2025 lăn bánh tại tỉnh Quảng Bình đang nhận được sự quan tâm rất lớn.

Bí ẩn 4 xe điện VinFast xuất hiện ở Trung Quốc

Người dùng mạng Trung Quốc đã tìm thấy vài chiếc xe VinFast tại bãi xe ở nước này dù chưa từng được ra mắt chính thức.

Người bán và mua ô tô chờ đợi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ

Trước thông tin về khả năng Chính phủ sẽ giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước, thị trường ô tô Việt Nam trở nên sôi động

VinFast cải tiến hậu mãi: Đảm bảo phụ tùng trong 24 giờ

VinFast vừa công bố cam kết mới về dịch vụ hậu mãi, đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế cho ô tô điện trong vòng tối đa 24 giờ

Bạn đọc viết | Cam kết mang tính biểu tượng?

VinFast tuyên bố, từ ngày 1/9/2024, tổng thời gian cung cấp linh kiện, phụ tùng chính hãng để thay thế, sửa chữa theo dịch vụ hậu mãi

GAC tại Việt Nam gặp khó vì giá bán ngang xe sang

GAC M8, GAC GS8 khi trình làng tại Việt Nam khiến khách hàng phải "giật mình" vì giá bán không rẻ như kỳ vọng.

Xe điện Ford Mustang Mach-E lập kỷ lục chạy gần 920km chỉ với một lần sạc

Xe điện Ford Mustang Mach-E lập kỷ lục chạy gần 920km chỉ với một lần sạc