Làm sao để giá xe ô tô giảm? | Bài 3
Như đã đề cập ở bài viết đầu tiên, giá bán lẻ ô tô tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới chủ yếu do cách thu thuế vào một mối là doanh nghiệp.
Bài 2 | Thuế Tiêu thụ Đặc biệt ô tô – công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Vậy là, về cơ bản thì để giảm giá bán lẻ ô tô, chỉ cần thay đổi cách thu thuế từ một mối doanh nghiệp sang tăng thu thuế, phí và lệ phí đối với người sử dụng.
Vậy thì…
Có nên thay đổi cách thu thuế sang người sử dụng xe?
Theo quan điểm cá nhân thì nên, rất nên là đằng khác. Lý do là gì?
Thứ nhất, sẽ công bằng hơn giữa những người sử dụng ô tô.
Nếu như cách thu thuế vào một mối là doanh nghiệp, tất cả người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra tổng chi phí cho việc sử dụng một chiếc ô tô gần như tương đương nhau.
Bởi lẽ, hầu hết giá trị đều đã nằm ở giá bán, sự chênh lệch tổng chi phí sử dụng cho một đời xe chỉ có chút khác biệt ở phí đường cao tốc, phí đỗ xe… Mà những loại chi phí đó ở Việt Nam hiện nay chưa nhiều.
Bên cạnh đó, phí đường bộ hiện nay cũng đang được thu một lần và đồng đều khi đăng ký xe mới và mỗi lần đăng kiểm.
Với cách thu thuế, phí và lệ phí hiện nay, sự bất công sẽ xảy ra giữa những người sử dụng xe nhiều với người sử dụng xe ít. Chẳng hạn, anh bỏ số tiền mua xe dù lớn nhưng chỉ là một lần còn sau khi hoàn tất các chi phí để lăn bánh, ngày nào anh cũng sử dụng xe trên đường nhưng chi phí không nhiều.
Ngược lại, những người mua xe chỉ để sử dụng khi cần thiết, thăm nom, dã ngoại cuối tuần chẳng hạn, cũng vẫn phải bỏ ra chi phí gần như tương đương.
Trong khi đó, một trong những mục tiêu của việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô chính là hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, qua đó góp phần giảm áp lực lên hạ tầng giao thông.
Cơ bản là, khi chuyển sang cách thu thuế tương tự nhiều nước trên thế giới, người đi xe ít sẽ phải trả chi phí ít, người càng đi xe nhiều sẽ càng phải trả chi phí nhiều. Như vậy, sẽ không còn kiểu rảnh rỗi là leo lên xe chỉ để uống cafe ngay gần nhà.
Đây cũng xem như là một cách gián tiếp giảm áp lực lên giao thông. Bởi lẽ, khi việc sử dụng xe với tần càng suất cao, người tiêu dùng sẽ phải trả các loại chi phí càng nhiều. Túi tiền bị ảnh hưởng thì đương nhiên, ai cũng sẽ phải suy nghĩ có nên lái ô tô ra đầu phố… cafe với bạn bè hay không.
Thứ hai, đứng trên góc độ quản lý nhà nước thì việc chuyển sang thu trên người sử dụng cũng sẽ tốt hơn về nhiều mặt.
Khi nhu cầu sử dụng xe cộ tăng lên đồng thời với phát triển kinh tế thì việc người dân càng sử dụng xe nhiều sẽ kéo theo nguồn thu ngân sách càng tăng lên. Nhu cầu sử dụng xe tăng lên cũng tỷ lệ thuận với nguồn thu từ phương tiện tăng lên, qua đó sẽ tạo nguồn thu ngân sách cho tái đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.
Suy cho cùng, với một nền kinh tế phát triển, một xã hội phát triển thì việc thu thuế trên người sử dụng sẽ không hề khiến nguồn thu ngân sách từ ô tô giảm xuống.
Lợi ích tiếp theo là việc quản lý phương tiện, quản lý thuế cũng sẽ thuận lợi hơn. Khi mọi khâu từ cấp biển số, nộp lệ phí trước bạ, đóng phí đường, phí bảo hiểm, nộp phạt… được quy về một mối qua một mã số an sinh xã hội (hay số thẻ căn cước công dân) chẳng hạn, công tác quản lý sẽ gọn gàng hơn, tốn ít nhân lực và cơ sở vật chất hơn, giải quyết luôn tình trạng gian lận…
Khi người dân chỉ sử dụng xe khi thực sự cần thiết, giao thông sẽ giảm áp lực, các chi phí quản lý khác theo đó cũng giảm xuống, qua đó cũng giảm áp lực với ngân sách nhà nước.
Đến đây, câu hỏi tiếp theo sẽ là…
Tại sao Việt Nam thu thuế ô tô vào một mối là doanh nghiệp?
Cách đây vài năm, trong một cuộc hội thảo về công nghiệp ô tô, tôi có đặt câu hỏi tương tự với GS. Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách phát triển công nghiệp. Khi ấy, ông Tuất cũng đã cho rằng bản thân Việt Nam rất muốn thu thuế, phí vào người sử dụng thay vì thu một mối là doanh nghiệp.
Bởi trên thực tế, việc thay đổi phương thức thu thuế không hề giảm nguồn thu ngân sách trong khi tạo được sự công bằng giữa người sử dụng xe ít và người sử dụng xe nhiều.
Tuy nhiên, trở ngại chính là hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, văn hoá sử dụng tiền mặt trong xã hội vẫn còn nhiều, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi.
Đơn cử là để bỏ cách thu phí sử dụng đường bộ theo năm hiện nay để chuyển sang thu phí theo tần suất sử dụng xe của người dân, hệ thống thu phí tự động sẽ phải đảm bảo và mỗi người sử dụng (đăng ký tên chủ sở hữu phương tiện) sẽ phải đảm bảo số tiền tối thiểu trong tài khoản để thực hiện nộp phí tự động.
Nhưng ngay việc đầu tư hệ thống thu phí tự động thôi cũng đã rất tốn chi phí, chưa kể tất cả biển số xe cũng phải có gắn chip. Đó cũng là lý do hiện nay, việc thu phí tự động mới chỉ áp dụng trên các tuyến đường cao tốc do chủ đầu tư thực hiện và “cổng” thu phí tự động cũng mới chỉ áp dụng khoảng dưới 50% trên mỗi tuyến đường. Chưa kể, việc thu phí không dừng cũng mới chỉ dừng lại ở việc dán thẻ thu phí tự động.
Giảm thu thuế để giảm giá xe, tăng thu phí sử dụng
Cũng nên thừa nhận với nhau một quan điểm là thu theo cách nào thì tổng chi phí người sử dụng ô tô phải chịu vẫn không chênh lệch nhiều. Thậm chí, nếu bớt thu thuế để chuyển sang thu phí sử dụng, người dân sử dụng xe càng nhiều thì chi phí sẽ càng tăng, bao gồm phí cầu đường, thuế môi trường, phí đỗ xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm phương tiện…
Khi giảm thuế, giá bán lẻ của xe ô tô sẽ giảm xuống. Nhưng đổi lại, các loại thuế môi trường, các loại phí và lệ phí cho việc sử dụng xe sẽ tăng lên. Giống như các ví dụ nêu ở bài đầu tiên, phí bảo hiểm cũng sẽ trở thành một loại phí lớn nhằm ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng xe đối với cộng đồng, xã hội và hạ tầng giao thông. Khi ấy, các tiêu chuẩn để sử dụng xe cũng sẽ được nâng cao, chẳng hạn tiêu chuẩn cấp giấy phép lái xe, tiêu chuẩn sử dụng xe vào mục đích thương mại.
Từ quan điểm đó có thể khẳng định rằng, giá xe thấp sẽ không đồng nghĩa với chi phí cho chiếc xe đó thấp, nhất là với những người thường xuyên sử dụng xe.
Trên thực tế, cách thu vào người sử dụng xe, vào quá trình sử dụng xe và những dịch vụ người sở hữu xe sử dụng… là phương thức phù hợp với một xã hội hiện đại. Cách thu thuế vào đầu mối doanh nghiệp hiện nay chỉ phù hợp với các nước đang phát triển mà Việt Nam nằm trong số đó. Nói đơn giản, chẳng ai muốn thu theo cách đó nhưng tình thế chưa cho phép.
Nếu tinh ý, chúng ta cũng sẽ nhận thấy Việt Nam đang thay đổi dần phương thức thu thuế, phí và lệ phí đối với mặt hàng ô tô.
Chẳng hạn như yêu cầu tăng tốc phương thức thu phí đường bộ không dừng, kế hoạch cấp biển số gắn chip, phát triển hệ thống camera giao thông và xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh và phạt nguội, triển khai cấp đăng ký và biển số qua cổng dịch vụ công quốc gia…
Tất cả những hoạt động đó được xem như những bước khởi đầu.
Bài 4: Muốn giá xe rẻ, hãy lái xe văn minh
hot trend
KTM giảm giá mạnh tại Việt Nam để "dọn kho", người tiêu dùng hưởng lợi
VinFast đẩy mạnh mở rộng với kế hoạch xây nhà máy sản xuất xe điện tại Hà Tĩnh
Volkswagen Teramont hiện đang được bán với mức giá hấp dẫn trên thị trường ô tô đã qua sử dụng tại Việt Nam.
Tất cả các phiên bản của Territory giảm xuống mức 759-889 triệu đồng từ 1/12.
Công bằng mà nói con Yamaha Grande này nó quá tốt so với giá thành. Hồi em mua 48 triệu lăn bánh biển tỉnh.
Lãnh đạo 8 địa phương có chuyến tham quan và làm việc tại nhà máy VinFast trong hai ngày 26-27/11/2024.
Tháng 12/2024, hàng loạt mẫu ô tô mới từ Toyota, Mazda, Haval, và Dongfeng sẽ ra mắt, mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng Việt.
Maserati kỷ niệm 110 năm với phiên bản đặc biệt GranTurismo Folgore
BÌNH LUẬN