Loay hoay đổi tên, BYD Tang tại Việt Nam gặp khó với dư luận
Việc loay hoay trong việc đổi tên khiến chiếc BYD Tang liên tục nổi lên như là chủ đề châm biếm của cộng đồng xe, khiến nhiều người không thể quên được cái tên "gốc" của nó.

BYD Tang đổi tên thành Sealion 8
Sau lần đổi tên bất thành trước đó (Tang thành Tan), hãng xe điện Trung Quốc BYD nhiều khả năng sẽ tiếp tục đổi tên mẫu e-SUV cỡ D Tang thành Sealion 8. Theo nguồn tin nội bộ, tên gọi mới này có thể sẽ được áp dụng ngay trong quý II năm 2025.
Tháng 4/2024, khi OPPO tổ chức một chuyến đi dành cho giới truyền thông tại Trung Quốc, đại diện BYD đã công bố danh mục xe sẽ ra mắt tại Việt Nam từ cuối năm, bao gồm ba mẫu Han, Tang và Song. Những tên gọi này đều bắt nguồn từ các triều đại lớn trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, cái tên “Tang” lại gây tranh cãi do mang ý nghĩa tiêu cực trong tiếng Việt.
Ngay từ thời điểm đó, nhiều chuyên gia, nhà báo và người tiêu dùng đã khuyến nghị BYD thay đổi tên mẫu xe này để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế, việc đổi tên xe khi ra mắt không phải là điều mới mẻ, điển hình là Hyundai đã đổi tên mẫu Custo thành Custin để phù hợp hơn với thị hiếu địa phương.
Tuy nhiên, vào tháng 9/2024, khi mẫu Tang EV chuẩn bị về Việt Nam, ông Võ Đình Lực - Giám đốc điều hành BYD Việt Nam - khẳng định đã nghiên cứu kỹ và quyết định giữ nguyên tên gọi để đảm bảo sự đồng bộ với thị trường quốc tế. Nhưng trước phản ứng tiêu cực từ dư luận, hãng xe buộc phải đổi tên Tang thành “Tan EV” khi ra mắt, dù trên giấy tờ đăng kiểm vẫn là Tang.
Mẫu xe vướng nhiều lùm xùm
Nếu thông tin về việc đổi tên thành Sealion 8 được xác nhận, đây sẽ là lần thứ hai mẫu e-SUV này được thay đổi danh xưng tại Việt Nam. Động thái này cho thấy BYD đang nỗ lực tạo thiện cảm với người dùng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Việc đổi tên nhiều lần khiến BYD Tang trở thành chủ đề bàn tán và bị cộng đồng mạng châm biếm. Không ít người dùng cho rằng sự lúng túng trong chiến lược đặt tên thể hiện sự thiếu nhất quán và nhạy cảm văn hóa của hãng đối với thị trường Việt Nam. Một số ý kiến còn so sánh mẫu xe này với những thương hiệu trước đây từng gặp vấn đề với tên gọi và phải điều chỉnh để phù hợp hơn.
Tuy nhiên, việc đổi tên liên tục cũng khiến thương hiệu này vướng vào nhiều lùm xùm. Trước đó, khi BYD tổ chức sự kiện trải nghiệm xe tại The Global City (Quận 2, TP.HCM), hãng đã gặp chỉ trích do bản đồ tích hợp trên xe không thể hiện đầy đủ chủ quyền Việt Nam. Dù phía BYD khẳng định đã nghiên cứu kỹ trước khi ra mắt, nhưng khi xe chính thức bán ra, hãng đã âm thầm gỡ bỏ ứng dụng bản đồ.
Bên cạnh đó, tại buổi ra mắt chính thức, khi phóng viên Thông tấn xã Việt Nam cùng đại diện các kênh Autodaily và Tipcar đặt câu hỏi, ban lãnh đạo BYD đã né tránh và trả lời vòng vo, làm dấy lên thêm nghi ngại về cách tiếp cận thị trường của hãng xe điện Trung Quốc này. Việc loay hoay trong quá trình tìm kiếm tên gọi phù hợp cũng khiến mẫu BYD Tang này liên tục trở thành đề tài châm biếm của cộng đồng mạng trên các mạng xã hội về xe, việc này ảnh hưởng tiêu cực, khiến cho người dùng khó có thể quên được cái tên "gốc" của BYD Tang dù đã đổi tên 2 lần.
Một điểm đáng chú ý khác là sự dịch chuyển trong chiến lược quảng bá của BYD tại Việt Nam. Thay vì tập trung mạnh vào các mẫu xe điện như giai đoạn đầu, hiện tại, các tư vấn viên của hãng đang tích cực quảng bá cho mẫu Sealion 6 – một mẫu xe plug-in hybrid (PHEV) dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025. Điều này có thể phản ánh sự suy giảm niềm tin vào xe thuần điện trong bối cảnh hạ tầng trạm sạc tại Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Sealion 8 có đủ sức cạnh tranh?
Hiện tại, BYD Tang (Tan EV/Sealion 8) có giá bán khoảng 1,569 tỷ đồng, nằm trong phân khúc SUV cỡ D và cạnh tranh trực tiếp với xe điện VinFast VF 8 và cùng tầm giá với Ford Everest, Hyundai Santa Fe,... Tuy nhiên, nhược điểm lớn của mẫu xe này - cũng như hầu hết xe điện Trung Quốc - là mạng lưới trạm sạc vẫn còn ít ỏi, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thực tế của khách hàng.
Liệu lần đổi tên này có giúp BYD cải thiện vị thế tại thị trường Việt Nam hay không? Điều này còn phụ thuộc vào cách hãng xe điện Trung Quốc xử lý những thách thức về thương hiệu, hậu mãi và đặc biệt là cơ sở hạ tầng sạc trong thời gian tới.
hot trend
Theo Nghị định số 73, từ 31/3, ô tô sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Xe Volvo có nguy cơ chập điện bên trong pin, có thể dẫn đến cháy nổ khi xe đang sạc, ngay cả khi đang đỗ.
Khách hàng và tài xế có cơ hội trúng thưởng 34 chiếc ô tô điện VinFast VF 3 cùng hàng nghìn phần quà giá trị khác lên đến hơn 16 tỷ đồng.
Một vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến mẫu xe điện Xiaomi SU7 khiến ba nữ sinh viên đại học thiệt mạng tại chỗ.
Bà Sayaka Hattori vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc mới của Công ty Honda Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2025.
Phiên bản VinFast Feliz Neo được tinh chỉnh từ Feliz S, đi kèm giá bán 31,9 triệu đồng, đã bao gồm pin.
Khi mua bất kỳ một xe Subaru trong tháng 4 này, khách hàng sẽ có cơ hội trúng 1 trong 15 giải thưởng hấp dẫn
Một chiếc xe điện giá rẻ bất ngờ bốc cháy dữ dội, và chỉ trong tích tắc, ngọn lửa đã lan sang một chiếc Porsche đậu ngay bên cạnh,
BÌNH LUẬN