Việc giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô có thể khiến Việt Nam vi phạm cam kết quốc tế
Với lý do dịch COVID-19 đã được kiểm soát, Bộ Tài chính cho rằng, việc giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chưa phù hợp. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách này còn tiềm ẩn nguy cơ Việt Nam vi phạm cam kết quốc tế đã ký.
Với lý do dịch COVID-19 đã được kiểm soát, Bộ Tài chính cho rằng, việc giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chưa phù hợp. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách này còn tiềm ẩn nguy cơ Việt Nam vi phạm cam kết quốc tế đã ký.
Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời kiến nghị đề xuất giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Theo Bộ Tài chính, để góp phần hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã 2 lần xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Nghị định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
“Việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian qua về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, phân phối ô tô nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung…Tuy nhiên, chính sách này lại được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo Bộ Tài chính, nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì các nước thành viên WTO có thể nhìn nhận việc này như một khoản trợ cấp của Chính phủ. Việt Nam có thể nhận được yêu cầu giải thích từ một số quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tại Việt Nam.
Bộ Tài chính “bác” đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (ảnh minh họa).
Ngoài ra, bộ này cho rằng, trường hợp cần thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô thì phải áp dụng chung cho cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của địa phương.
“Hiện dịch COVID-19 đã được kiểm soát, do đó việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ở thời điểm hiện nay là chưa phù hợp”, Bộ Tài chính cho biết.
Trước đó, với lý do doanh số thị trường ô tô sụt giảm mạnh, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trong Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
hot trend
VinFast đang là hãng xe có chất lượng hậu mãi vượt bậc so với tiêu chuẩn thị trường.
Skoda Kushaq được lắp ráp tại nhà máy Quảng Ninh, cạnh tranh với các đối thủ như Mitsubishi Xforce và Kia Seltos.
Toyota Vios Nightshade Edition vừa được giới thiệu tại Thái Lan là phiên bản đặc biệt với thiết kế thể thao hơn.
Kia Tasman sẽ được ra mắt vào năm 2025 ở các thị trường toàn cầu, bao gồm Hàn Quốc, Australia, châu Phi và Trung Đông.
Hyundai đã xuất khẩu được 110 xe qua thị trường Thái Lan.
Hà Nội dự kiến triển khai Vùng phát thải thấp trong thời gian gần, sẽ thí điểm từ năm sau.
Một số đơn vị tư nhân đã chào bán xe Toyota Land Cruiser Prado với mức giá chênh lệch từ 400-500 triệu đồng.
Phiên bản hoàn toàn điện của mẫu Mazda EZ-6 EV mới cung cấp công suất 255 mã lực và có phạm vi di chuyển lên đến 373 dặm.
BÌNH LUẬN