Suzuki chuyển đổi động cơ thành động cơ chạy khí và “bắt tay" Toyota cùng phát triển bền vững

Mới đây, Suzuki Motor Corporation đã công bố Chiến lược tăng trưởng từ nay đến năm 2030. Với mục tiêu trung hòa carbon và tăng trưởng kinh tế, bên cạnh việc phát triển sản phẩm mới và thay đổi quy trình sản xuất tại các nhà máy, Suzuki sẽ tập trung vào việc tạo ra các giải pháp độc đáo hướng đến khách hàng và đồng hành với sự phát triển của các quốc gia và khu vực mà hãng đang hoạt động.

Áp dụng động cơ ga sinh học

Cụ thể, hãng kỳ vọng thị trường Ấn Độ sẽ phát triển vào năm 2030 và nhận định rằng việc gia tăng tổng lượng phát thải CO2 là điều khó tránh khỏi. Do đó, để đạt được sự cân bằng giữa việc tăng doanh số đồng thời hạn chế lượng phát thải, Suzuki đã đề ra sáng kiến sử dụng ga sinh học (Biogas) - Có nguồn gốc từ phân bò và chất thải từ sữa, để vận hành động cơ cho các mẫu xe CNG của Suzuki. Các mẫu xe CNG cung cấp bởi Suzuki hiện đang chiếm đến 70% thị phần xe sử dụng động cơ CNG tại Ấn Độ.

Suzuki đã ký một bản cam kết với cơ quan chính phủ Ấn Độ là Ủy ban Phát triển Sữa Quốc gia và Banas Dairy, nhà sản xuất sữa lớn nhất châu Á, để tiến hành xác minh khí ga sinh học. Hãng cũng đã đầu tư vào Fujisan Asagiri Biomass LLC. - công ty chuyên sản xuất điện từ khí sinh học lấy từ phân bò ở Nhật Bản và đang bắt đầu nghiên cứu.

Suzuki tin rằng việc kinh doanh ga sinh học ở Ấn Độ không chỉ góp phần trung hòa carbon mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp nhiều cho xã hội. Hãng cũng đang xem xét mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực nông nghiệp khác ở các khu vực bao gồm Châu Phi, ASEAN và Nhật Bản trong tương lai.

Cấu trúc R&D và hợp tác với đối tác bên ngoài

Trụ sở chính của Suzuki, phòng thí nghiệm Yokohama, trung tâm R&D tại Ấn Độ và Suzuki sẽ hợp tác và chia sẻ với nhau những công nghệ tiên tiến nhất nhằm tối đa hoá sự phát triển. Trung tâm đổi mới của Suzuki cũng đang tìm kiếm những cải tiến mới phù hợp với thị trường Ấn Độ. Hãng sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài bao gồm các công ty start-up, hiệp hội các nhà cung cấp Suzuki và trường đại học ở Nhật Bản và Ấn Độ.

Ngoài việc là đối thủ cạnh tranh, Suzuki và Toyota cũng sẽ cùng nhau xây dựng mối quan hệ sâu sắc nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững và giải quyết các vấn đề khác xung quanh ngành công nghiệp ô tô. Thông qua sự hợp tác này, Suzuki sẽ phát triển các công nghệ tiên tiến nhất bao gồm xe tự lái và pin của ô tô điện, mở rộng kinh doanh ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi đầy triển vọng, nỗ lực trung hòa carbon ở Ấn Độ, cũng như hình thành một xã hội nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Quỹ đầu tư mạo hiểm Suzuki Global Ventures (thành lập vào năm 2022) hiện đang đẩy nhanh các hoạt động đồng sáng tạo với các công ty start-up với mong muốn có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng và xã hội, đồng thời góp phần phát triển hệ sinh thái cùng với các công ty khởi nghiệp.

Chi phí R&D và chi phí cố định

Suzuki sẽ đầu tư 4,5 nghìn tỷ Yên vào năm 2030 bao gồm 2 nghìn tỷ Yên vào chi phí R&D và 2,5 nghìn tỷ Yên vào chi phí cố định. Trong số 4,5 nghìn tỷ Yên, 2 nghìn tỷ Yên sẽ là các khoản đầu tư liên quan đến điện khí hóa, trong đó 500 tỷ Yên sẽ là các khoản đầu tư liên quan đến pin.

2 nghìn tỷ Yên dự kiến sẽ được đầu tư cho chi phí R&D trong các lĩnh vực bao gồm trung hòa carbon như điện khí hóa và khí sinh học, cũng như tự vận hành..

2,5 nghìn tỷ Yên dự kiến sẽ được đầu tư cho chi phí vốn vào các cơ sở bao gồm xây dựng nhà máy pin BEV và các cơ sở năng lượng tái tạo.

Mục tiêu doanh thu ròng

Dự kiến doanh thu ròng hợp nhất cho năm 2022 là 4,5 nghìn tỷ Yên, hiện đang tăng trưởng với tốc độ vượt mục tiêu 4,8 nghìn tỷ Yên cho năm 2025 được đặt ra trong kế hoạch quản lý trung hạn. Hãng sẽ thách thức tăng gấp đôi kết quả doanh thu thuần năm 2021 từ 3,5 nghìn tỷ Yên lên 7 nghìn tỷ Yên vào năm 2030.

Giữa sự dịch chuyển trăm năm mới có một lần, Suzuki tin rằng điều quan trọng là phải tạo ra cảm giác “yêu thích”, “sự năng lượng” và “độc đáo” trong các sản phẩm, ngay cả khi hãng gặp khó khăn trong việc đạt được sự cân bằng giữa việc trung hòa carbon và đóng góp vào sự tăng trưởng của các nước mới nổi. Ô tô, xe máy, động cơ gắn ngoài và xe điện cao cấp của hãng luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng bởi tính thực tế nhưng cũng chứa đựng yếu tố cảm xúc.

Các nhân viên của Suzuki trên toàn thế giới sẽ đoàn kết để cùng nhau đối mặt với những thách thức, và sẽ giống như một người bạn đồng hành trong cuộc sống, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ vừa thân thiện với môi trường vừa đáng tin cậy.

tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

Vietmap gây tranh cãi khi dừng bản đồ trọn gói, chuyển sang dạng thuê bao

Vietmap dừng hỗ trợ bản đồ S2, ép người dùng chuyển sang Vietmap Live.

Ô tô Trung Quốc chất đống, gây tắc nghẽn cảng biển châu Âu

Các hãng ô tô Trung Quốc đang biến những cảng biển Châu Âu thành bãi đậu xe.

VinFast hợp tác 12 đại lý mới tại Mỹ

12 đại lý mới vừa được VinFast công bố hợp tác tại thị trường Mỹ.

Xe điện Aion Y về Việt Nam, có gì để cạnh tranh VinFast?

Không có trạm sạc nhanh là bất lợi lớn nhất của xe điện nói chung và Aion Y nói riêng khi về Việt Nam.

VinFast triển khai chương trình thu cũ - đổi mới ô tô điện

VinFast kết hợp với Chợ Tốt thu mua xe ô tô cũ, đổi xe điện mới cho khách hàng.

Ô tô lắp ráp trong nước có khả năng được giảm lệ phí trước bạ vào nửa cuối năm 2024

Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.