Porsche tăng trưởng kỷ lục trong năm 2020 bất chấp dịch Covid-19
Hãng xe thể thao Porsche AG lập kỷ lục mới về doanh thu trong năm tài chính 2020 với con số 28,7 tỷ euro, tăng 100 triệu euro so với năm trước đó.
Kết quả kinh doanh đạt 4,2 tỷ euro so với con số của năm trước đó là 4,4 tỷ euro trước và 3,9 tỷ euro sau khi trừ đi các khoản mục đặc biệt. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2020 đạt 14,6%, đáp ứng mục tiêu chiến lược đề ra bất chấp tình hình kinh tế khó khăn.
Những con số này cho thấy Porsche vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ gần bằng kỷ lục của năm 2019 mặc dù dây chuyền sản xuất bị gián đoạn trong một khoảng thời gian.
Porsche đã giao hơn 272.000 xe đến tay khách hàng trên toàn thế giới, chỉ giảm 3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 4,4 tỷ euro, cao hơn so với năm 2019.
“2020 là một năm thành công của Porsche dù phải đối mặt với nhiều thử thách,” Chủ tịch Hội đồng quản trị của Porsche AG, ông Oliver Blume nhấn mạnh.
“Có bốn yếu tố đóng góp vào kết quả này: danh mục sản phẩm hấp dẫn, sự thành công của các mẫu xe thuần điện, thế mạnh về tính sáng tạo và đổi mới của thương hiệu và những nỗ lực vượt qua khủng hoảng.
Hơn 20.000 chiếc Porsche Taycan được giao đến khách hàng. Điều này khiến Taycan trở thành mẫu xe thể thao thuần điện thành công nhất trong phân khúc.
Hơn 50 giải thưởng quốc tế dành cho dòng xe Taycan đã chứng thực điều này, trong đó, nổi bật nhất là danh hiệu “mẫu xe tân tiến nhất thế giới”. Porsche tượng trưng cho những giá trị kinh doanh cốt lõi, chiến lược phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội và công nghệ tiên tiến”.
“Chúng tôi rất tự hào về kết quả kinh doanh trong năm qua,” ông Lutz Meschke, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm thành viên Ban Tài chính và Công Nghệ Thông Tin tại Porsche AG cho biết.
“Mặc dù gặp nhiều thách thức, chúng tôi đã đạt được mục tiêu chiến lược với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 14,6%”.
Cũng theo ông Lutz Meschke, Porsche đạt được những con số kỷ lục này bất chấp tình hình khó khăn toàn cầu nhờ vào hệ thống quản lý chi phí và thanh khoản được thiết lập rất nhanh chóng.
“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong khủng hoảng là thanh khoản. Chúng tôi cần cắt giảm tất cả các chi phí không thực sự cần thiết.”
Porsche luôn kiên định với chiến lược phát triển dài hạn. “Chúng tôi không ngại đầu tư vào các lĩnh vực của tương lai. Chúng tôi tập trung thực hiện chuyển đổi, số hóa và điện khí hóa với tốc độ tối đa. Việc cố gắng tiết kiệm trong những lĩnh vực này sẽ khiến cho lợi thế cạnh tranh mất đi nhanh chóng. Quy trình quản lý chi phí và thanh khoản của chúng tôi đã tạo ra chuẩn mực mới. Chúng tôi bảo vệ hoạt động kinh doanh để có thể phục hồi nhanh và đồng đều sau khủng hoảng.”
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH SINH LỢI
Với những chiến lược cụ thể, Porsche triển khai “Chương Trình Sinh Lợi 2025” với nhiều tham vọng.
“Mục tiêu mới của chúng tôi là tăng kết quả kinh doanh tích lũy thêm 10 tỷ euro tới năm 2025 và 3 tỷ euro trong mỗi năm sau đó,” ông Lutz Meschke chia sẻ.
“Điều quan trọng nhất trong chương trình sinh lợi của chúng tôi: không đơn thuần chỉ là kế hoạch tích lũy mà còn là chiến lược đổi mới. Việc cắt giảm chi phí không phải là trọng tâm. Các quy trình và việc phát triển ý tưởng kinh doanh mới được tối ưu hóa một cách thông minh trong chương trình này”.
Trong giai đoạn kinh tế thị trường khó khăn, Porsche vẫn duy trì số lượng nhân viên ổn định ở con số khoảng 36.000 người. “Không có nhân viên nào bị cắt giảm. Chúng tôi đã ký kết một thỏa thuận đảm bảo công việc cho lực lượng lao động cốt lõi cho đến năm 2030”, cũng theo ông Lutz Meschke.
“Chúng tôi không cắt giảm bất kỳ công việc hoặc loại bỏ công ty con nào. Ngược lại, chúng tôi đang đầu tư vào đội ngũ nhân lực và tương lai của Porsche.
Chiến lược này đang cho thấy những kết quả tích cực: Porsche đã cải thiện hiệu quả kinh doanh và hạ ngưỡng sinh lời. Từ đó, mục tiêu chiến lược của chúng tôi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 15% vào năm 2021, dù tình hình kinh tế khó khăn.”
ĐẾN NĂM 2030 PORSCHE KHÔNG CÒN TẠO TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Trước diễn tiến không ngừng của sự biến đổi khí hậu, Porsche AG xác định mục tiêu đầy tham vọng: “Phát triển bền vững là một phần quan trọng trong Chiến lược 2030 của chúng tôi – một cách tổng thể: về kinh tế, sinh thái và xã hội,” ông Oliver Blume phát biểu.
“Chúng tôi đã khởi động một chương trình khử cacbon toàn diện và cụ thể: đến năm 2030, Porsche hướng tới mục tiêu không tạo ra khí thải CO2 trong toàn bộ chuỗi giá trị.
Chúng tôi sẽ triển khai việc loại bỏ và cắt giảm lượng khí thải CO2 một cách có hệ thống. Tất cả các nhà máy trọng điểm của Porsche như Zuffenhausen, Weissach và Leipzig sẽ không phát thải CO2 kể từ năm 2021. Chúng tôi đã dự trữ ngân sách hơn một tỷ euro cho quá trình khử cacbon trong 10 năm tới.
Trong năm 2020, một phần ba tổng số xe Porsche được giao ở châu Âu là xe thuần điện hoặc xe lai xăng – điện; tỷ lệ số xe tương tự được giao trên toàn thế giới là 17%. Đến năm 2025, một nửa số xe Porsche mới được bán sẽ được trang bị động cơ điện; đến năm 2030, hơn 80% xe Porsche sẽ là xe điện.
Tại Porsche, các hoạt động có trách nhiệm với xã hội là một phần của quản trị bền vững. Để thực hiện chiến lược này, công ty đã khởi động chương trình “Porsche trợ giúp” trong thời gian đại dịch. Rất nhiều nhân viên đã cống hiến thời gian hoặc tài chính cho các dự án từ thiện. Để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng, Porsche đã quyên góp 5 triệu euro, và tăng gấp đôi lượng quyên góp thực phẩm cho các tổ chức của Tafel.
KẾT QUẢ KINH DOANH KHẢ QUAN
Về số lượng xe được bàn giao, Porsche có lợi thế về định vị thương hiệu trên toàn cầu. Số lượng các dòng xe thể thao được giao đến tay khách hàng vẫn ổn định.
Dòng xe Cayenne vẫn dẫn đầu doanh số với 92.860 xe, tăng trưởng 1% so với năm trước. Tổng số xe Taycan được giao đến khách trong năm 2020 là 20.015 xe – mặc dù dây chuyền sản xuất đã phải tạm dừng 6 tuần, đúng vào thời điểm bùng nổ của dòng xe mới cũng như nhiều thị trường đang triển khai kế hoạch ra mắt sản phẩm.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường độc lập lớn nhất với 88.968 xe được giao trong năm 2020, tăng 3% so với năm 2019.
Thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông tiếp tục tăng trưởng tích cực với doanh số đạt 121.641 xe, tương đương với mức tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, Porsche đã giao 80.892 xe tại thị trường Châu Âu và 69.629 xe tại Châu Mỹ.
hot trend
KTM giảm giá mạnh tại Việt Nam để "dọn kho", người tiêu dùng hưởng lợi
VinFast đẩy mạnh mở rộng với kế hoạch xây nhà máy sản xuất xe điện tại Hà Tĩnh
Volkswagen Teramont hiện đang được bán với mức giá hấp dẫn trên thị trường ô tô đã qua sử dụng tại Việt Nam.
Tất cả các phiên bản của Territory giảm xuống mức 759-889 triệu đồng từ 1/12.
Công bằng mà nói con Yamaha Grande này nó quá tốt so với giá thành. Hồi em mua 48 triệu lăn bánh biển tỉnh.
Lãnh đạo 8 địa phương có chuyến tham quan và làm việc tại nhà máy VinFast trong hai ngày 26-27/11/2024.
Tháng 12/2024, hàng loạt mẫu ô tô mới từ Toyota, Mazda, Haval, và Dongfeng sẽ ra mắt, mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng Việt.
Maserati kỷ niệm 110 năm với phiên bản đặc biệt GranTurismo Folgore
BÌNH LUẬN