Hill Descent Control, "Hệ thống hỗ trợ đỗ đèo" nhưng lại không dùng được khi đổ đèo?
Ở Việt Nam rất nhiều hãng xe dịch Hill descent control thành “Hệ thống hỗ trợ đổ đèo”. Và sau khi đưa khái niệm này vào phổ biến, họ lại phải giải thích là “đây là hệ thống hỗ trợ xuống dốc, chỉ hoạt động với tốc độ thấp.”, tức là khi đổ đèo thì nó không có tác dụng.
Điều đáng lo ngại là người dùng ô tô có thể nhầm lẫn tính năng này, dựa trên tên gọi tiếng Việt của nó, và áp dụng sai, dẫn đến mất an toàn. Lưu ý là hệ thống này chỉ hoạt động ở tốc độ thấp, nên nó sẽ không tác dụng trong việc đổ đèo thông thường. Với thiết kế phục vụ mục tiêu duy trì tốc độ thấp khi xuống dốc, để người lái dễ kiểm soát xe hơn, hệ thống này vẫn dựa trên phanh để làm việc, vì vậy hệ thống có tốc độ tối đa mà nó có thể làm việc (mỗi hãng mỗi khác nhưng loanh quanh max chỉ 10-20km/h). Việc dịch “Hill descent” thành “đổ đèo" phổ biến từ Honda, Toyota, Nissan, … và nhiều hãng xe khác, ví dụ như Skoda mới mở ở VN cũng dịch thế.
Vậy tại sao không dịch đúng theo cả ngữ lẫn nghĩa ngay từ đầu?
Nguồn: Vinh Nguyễn
HDC #hỗtrợđổđèo
hot trend
VinFast đang là hãng xe có chất lượng hậu mãi vượt bậc so với tiêu chuẩn thị trường.
Skoda Kushaq được lắp ráp tại nhà máy Quảng Ninh, cạnh tranh với các đối thủ như Mitsubishi Xforce và Kia Seltos.
Toyota Vios Nightshade Edition vừa được giới thiệu tại Thái Lan là phiên bản đặc biệt với thiết kế thể thao hơn.
Kia Tasman sẽ được ra mắt vào năm 2025 ở các thị trường toàn cầu, bao gồm Hàn Quốc, Australia, châu Phi và Trung Đông.
Hyundai đã xuất khẩu được 110 xe qua thị trường Thái Lan.
Hà Nội dự kiến triển khai Vùng phát thải thấp trong thời gian gần, sẽ thí điểm từ năm sau.
Một số đơn vị tư nhân đã chào bán xe Toyota Land Cruiser Prado với mức giá chênh lệch từ 400-500 triệu đồng.
Phiên bản hoàn toàn điện của mẫu Mazda EZ-6 EV mới cung cấp công suất 255 mã lực và có phạm vi di chuyển lên đến 373 dặm.
BÌNH LUẬN