Bạn Đọc Viết | Liệu có một “Chinatown” trong thị trường ô tô Việt?

Chỉ một thời gian ngắn, chúng ta có MG, Wuling, Haval (GWM), Lynk&Co (Geely) lần lượt xuất trận, nhưng hầu như chỉ là những cơn sóng nhẹ rồi mặt nước lại trở về bình lặng. Thậm chí, chả ai nhớ đến Haima đã ra mắt và đang ngo ngoe bán hàng. Sự xuất hiện của BYD, dù dài dòng, nhưng rất được quan tâm. Không lạ, bởi một ông lớn gia nhập sân chơi là không thể xem thường, nhất là khi ông này luôn được giới truyền thông vô tình hay hữu ý ốp vào xu hướng cạnh tranh trực tiếp với “mãnh liệt tinh thần Việt”.

Đá giao hữu sân nhà, ai ăn ai thì hạ hồi phân giải. V-league mõm lúc này đã rôm rả, nào thì giá, nào thì bản đồ, nào thì xấu đẹp... Nhưng thứ mình quan tâm hơn cả chính là việc liệu các hãng ô tô Trung Quốc sẽ tương tác với nhau như thế nào khi tham gia cuộc chơi ở nước ta. Nếu như Nhật có Toyota làm thuyền trưởng ngành công nghiệp ô tô, Trung Quốc cũng có BYD. Và khi thuyền trưởng phất cờ, phường buôn có hưởng ứng?
 
Không phải chỉ "buôn có bạn, bán có phường" mà nhắc đến người Trung Quốc đi làm ăn bên ngoài lãnh thổ, tinh thần đoàn kết, tương trợ luôn là đặc thù. Đây cũng là nền tảng quan trọng giúp các Chinatown trở thành biểu tượng của sự đa dạng và sức sống của cộng đồng người Trung Quốc trên khắp thế giới. Tại Hàn Quốc, Chinatown Incheon được hình thành năm 1883 ngay khi cảng Incheon mở cửa đón du khách quốc tế, nhanh chóng là nơi sinh sống của cộng đồng người Hoa đông đảo nhất Hàn Quốc. Tương tự, Chinatown Paris (Pháp), Chinatown Yokohama (Nhật Bản), Chinatown Vancouver (Canada), Chinatown Melbourne (Australia)… đều là những khu vực phồn thịnh về kinh tế, hấp dẫn về bản sắc, “hút khách” ở bất cứ nơi nào hiện diện. Một nét thú vị của các Chinatown là không ngoại lai như đặc khu kinh tế, mà thực sự hoà nhập với bản địa, có thể coi là một phần trong cộng đồng cư dân.
 
Ô tô Trung Quốc khi vào Việt Nam có làm và làm được giống như vậy? Cuối năm nay, nếu Jaecoo, OMODA, GAC… ra mắt đúng hẹn, Trung Quốc sẽ là nước có số thương hiệu xe mở bán tại Việt Nam nhiều nhất. Giật mình? Phải thôi. Khi đó, những cái bắt tay sẽ thay đổi cục diện thị trường xe rất nhiều.
 
Hãy lấy một ví dụ. Khi BYD công bố hiện diện, nhiều ý kiến cho rằng trạm sạc có thể là một trở ngại, chưa kể tâm lý “hàng Tàu” vốn đã ám ảnh MG hay Wuling. Liệu mỗi bên sau khi thiết lập giải pháp sạc riêng cho mình sẽ bắt tay? Tương lai này nghe thì khó nhưng thật lại rất dễ, nhất là khi các đối tác Việt Nam của họ vốn cũng là những ông lớn đa ngành. Nếu Tasco Auto cũng có động lực phủ sóng trạm sạc để sang năm “tiện thể” bán xe Toyota, xe Ford, xe Volvo điện luôn thể thì sao? Rồi khi các ông Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tranh thủ nương làn sóng này để làm hệ thống trạm sạc? Khi đó, làn sóng trạm sạc rất dễ bùng nổ, và không khó để nhận ra hệ thống trạm sạc độc quyền lớn nhất Việt Nam sẽ có đối trọng thực sự. Lượng đầu sạc phục vụ xe “nước lạ” có thể không quá lớn, nhưng vẫn có thể đủ dùng vì không phải lo áp lực từ xe dịch vụ, và họ cũng không có ý định coi trạm sạc là một đặc quyền để thúc đẩy doanh số. Chia sẻ tốt, họ còn tối ưu được chi phí so với mô hình làm tất ăn cả.
 
Nói chung, đá trên sân khách với hạ tầng xe điện còn thô sơ so với sân nhà, đương nhiên BYD và những đồng hương khác có nhiều bất lợi. Dù thương trường là chiến trường, nhưng đã dám làm thì sẽ có cơ hội thành công. Thôi thì ở góc độ quan sát viên, ta cứ chờ. Nghĩ tích cực thì BYD hay Geely vào thì người dân cũng được thêm lựa chọn, còn các hãng hiện diện truyền thống cũng có thêm vài cái gương để tự soi mình.
 
Nhưng nói đến Chinatown cũng phải nhớ thêm một câu chuyện rằng, sự xuất hiện của Chinatown cũng một phần lớn bắt nguồn từ việc lao động Trung Quốc rẻ và dồi dào trong thế kỷ 19. Cả chính phủ Trung Quốc và chính sách đối ngoại đều khuyến khích người dân di chuyển đến những vùng đất xa xôi, nơi họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn ở nhà. Nhiều dự án trước đây, như phần phía tây của tuyến đường sắt xuyên Mỹ, sẽ không thể thực hiện được nếu không có công nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, một khi công việc đã hoàn thành, công nhân Trung Quốc thường bị mắc kẹt ở nước ngoài. Nhiều người không đủ khả năng chi trả cho chuyến đi về nhà. Lương cao nhưng cũng kèm chi phí cao, khiến túi tiền không mấy rủng rình…
 
Nghe quen, quen lắm...
 
PS: Nghe bảo BYD sắp có đợt giảm giá.
 
May be an image of car and text

tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

VinFast lập kỷ lục về doanh số bán xe trong 6 tháng đầu năm

3.667 xe VF 3 được VinFast bàn giao cho khách hàng trong tháng 6.2025, đưa VF 3 trở thành mẫu xe bán chạy nhất của VinFast trong tháng.

Geely Việt Nam chính thức nhận đặt cọc Monjaro và EX5: Ưu đãi lên tới 100 triệu đồng

Geely Auto chính thức nhận đặt cọc cho hai mẫu xe hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam.

Mazda CX-5 2026 ra mắt: lớn hơn, thông minh hơn, vẫn giữ chất riêng

Mazda CX-5 thế hệ mới lột xác toàn diện, từ thiết kế, tiện nghi đến không gian và công nghệ.

Điểm hẹn cuối tuần cho tín đồ xe điện: Sự kiện hot của VinFast tại Hải Phòng, Đồng Nai

Từ ngày 11 đến 13/7/2025, chuỗi sự kiện “Vi vu muôn ngả - Phủ xanh Việt Nam” của VinFast khởi động tại Hải Phòng, Đồng Nai.

Cận cảnh Bestune Xiaoma chuẩn bị bán tại Việt Nam, xe điện đe dọa Wuling Mini EV

Bestune Xiaoma nằm cùng phân khúc Wuling Mini EV và VinFast Minio Green.

VinFast Limo Green về đại lý, khách chưa được nhận xe vì một lý do

VinFast Limo Green có mặt tại đại lý ở TP. Thủ Đức, nhưng khách hàng chưa được nhận xe.

Người Hà Nội rủ nhau “đi hội xe điện”, lên đời xe xanh

Chỉ còn ít ngày nữa, sự kiện “Thu xăng - Đổi điện” do VinFast tổ chức sẽ diễn ra tại Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội).

Michelin tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giảm ô nhiễm vi nhựa từ lốp xe

Michelin được ADAC công nhận là hãng lốp giảm phát thải vi nhựa hiệu quả nhất lần thứ 2 liên tiếp.