Adaptive Cruise Control – Công nghệ vô cùng hữu ích trên xe ô tô

Adaptive Cruise Control (ACC) là một công nghệ cực kỳ hữu ích trên những chiếc xe ô tô nhằm hỗ trợ người lái nhàn nhã và an toàn hơn.

 

Tại các thị trường ô tô phát triển như châu Âu hay Mỹ, ACC là chức năng gần như không thể thiếu trên hầu hết các loại xe ô tô.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, nếu như khoảng 5 năm đổ về trước thì ACC vẫn là một trang bị ít được người tiêu dùng quan tâm. Nhiều mẫu xe khi được đưa về Việt Nam cũng bị nhà phân phối hoặc lắp ráp cắt bớt nhằm giảm giá thành.

Bên cạnh đó, nhiều người Việt cũng chưa quen với việc sử dụng các tính năng, công nghệ hiện đại trang bị sẵn trên xe dẫn đến sự lãng phí.

Dù vậy, khi giao thông phát triển, người dùng xe cũng hiểu biết kỹ hơn về xe nên ACC đang dần trở thành một trang bị tiêu chuẩn trên các loại ô tô đời mới.

Vậy chúng ta thử tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này.

ACC là gì?

ACC được hiểu đầy đủ là Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng. Về cơ bản, ACC là một công nghệ được nâng cấp từ tính năng Ga tự động (hay Kiểm soát hành trình) Cruise Control.

Vì vậy, để hiểu rõ hơn về ACC, chúng ta tìm hiểu trước một chút về Cruise Control (CC).

Hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control có chức năng giúp duy trì tốc độ của xe mà người lái không cần tác động lên chân ga.

Ví dụ khi di chuyển trên đường cao tốc, người lái kích hoạt Cruise Control và cài đặt tốc độ 100 km/h. Sau đó người lái có thể buông chân ga và chiếc xe sẽ duy trì tốc độ 100 km/h như đã cài đặt.

Khi cần tăng/giảm tốc độ hoặc ngắt chức năng Cruise Control, người lái cần tác động lên chân ga (nếu tăng tốc) hoặc đạp lên chân phanh thì Cruise Control sẽ ngắt. Ở cụm điều khiển Cruise Control cũng thường có luôn nút ngắt với chữ Cancel.

Ưu điểm của Cruise Control

- Giúp người lái thư giãn hơn khi vận hành phương tiện

- Giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn (Khoảng 30%)

  • Giúp kiểm soát được tốc độ cho phép

Nhược điểm của Cruise Control

- Chỉ thích hợp khi sử dụng trên đường cao tốc, đường phẳng ít chướng ngại vật.

- Dẫn đến tâm lý chủ quan khi vận hành.

Nhằm khắc phục nhược điểm và tối ưu tính năng của Cruise Control, các hãng ô tô đã nâng cấp lên thành Adaptive Cruise Control (ACC).

Ưu điểm của ACC là ngoài khả năng duy trì tốc độ theo cài đặt của người lái, công nghệ này còn giúp chiếc xe duy trì được khoảng cách với các phương tiện phía trước.

Ví dụ, người lái cài đặt tốc độ xe 100 km/h đồng thời cài đặt khoảng cách với xe phí trước là 80m, nếu chiếc xe của bạn chạm đến khoảng cách 80m với xe phía trước, xe của bạn sẽ giảm tốc độ để luôn duy trì khoảng cách đó.

An toàn hơn nữa là nếu xe phía trước gặp tình huống nguy hiểm dẫn đến phanh gấp, xe của bạn cũng sẽ giảm tốc và khi khoảng cách quá gần, chiếc xe sẽ hỗ trợ phanh nếu bạn không chủ động phanh sớm hơn.

Để làm được điều này, các hãng ô tô buộc phải trang bị cho xe hệ thống radar hoặc stereo camera với nhiệm vụ quét khoảng cách và xác định vật cản.

Ngoài ra, ACC cũng sẽ thường đi kèm một loạt tính năng an toàn khác như cảnh báo va chạm, chống bó cứng phanh (ABS), cân bằng điện tử…

Sử dụng ACC thế nào?

Rõ ràng, ACC là một công nghệ vô cùng hữu ích đối với mỗi người lái xe khi vừa giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi khi lái, vừa hỗ trợ an toàn tối đa nếu chẳng may người lái xao nhãng, phân tâm.

Tuy nhiên, không ít người Việt vẫn chưa biết (hoặc lười) sử dụng ACC dẫn đến lãng phí công nghệ, tiền bạc và quan trọng hơn, không tận dụng được tính năng hỗ trợ an toàn khiến cho bản thân và người khác dễ rơi vào nguy hiểm không đáng có.

Vậy sử dụng ACC có dễ không?

Trước đây, nhiều mẫu xe đời cũ thường có vị trí cài đặt Cruise Control ở cần gạt phía sau vô-lăng.

Nhưng ngày nay, khi ACC trở nên phổ biến thì hệ thống điều khiển luôn được tích hợp sẵn trên vô-lăng. Tuỳ dòng xe theo xuất xứ mà cụm điều khiển này đặt ở bên trái (vị trí 9 giờ) hoặc bên phải (vị trí 3 giờ).

Tuỳ từng dòng xe mà các nút điều khiển ACC cũng có vị trí khác nhau và tên khác nhau. Nhưng thường sẽ bao gồm các nút cài đặt (Set), nút có hình bảng đồng hồ, nút “+/-“ với chức năng tăng giảm tốc độ xe và khoảng cách với xe phía trước.

Chúng ta bấm nút, khi cụm đồng hồ trung tâm hiện lên hình đồng hồ công tơ màu xanh nghĩa là chức năng được kích hoạt. Ta sẽ tinh chỉnh tốc độ xe bằng nút “+/-“ trên vô-lăng với các bước từ 1-5 km/h.

Sau đó, chúng ta cài đặt khoảng cách với xe phía trước nhằm tạo khoảng cách an toàn.

Trong quá trình lái, nếu cần thay đổi tốc độ xe, chúng ta chỉ cần điều chỉnh ở phím “+/-” chứ không cần phải cài đặt lại. Tuỳ xe mà mỗi lần tăng giảm sẽ thay đổi tốc độ từ 1-5 km/h.

Khi cần ngắt kích hoạt ACC, chúng ta có thể tác động lên chân phanh hoặc bấm nút bỏ qua (Cancel) ngay trên vô-lăng.

Một số lưu ý với ACC

Mặc dù công nghệ này đem lại rất nhiều lợi ích và giúp chúng ta an toàn hơn khi lái xe. Thế nhưng, chúng ta cũng không nên dựa dẫm quá vào chúng dẫn tới những nguy hiểm.

Chúng ta cần tìm hiểu kỹ về chức năng ACC nói riêng và toàn bộ chiếc xe nói chung. Chúng có đầy đủ ở sách hướng dẫn sử dụng, đừng lãng phí bởi chỉ để dịch sang tiếng Việt cho chúng ta, các hãng xe cũng tốn chi phí cả trăm triệu đồng.

Đầu tiên, hãy lưu ý rằng không phải ACC lúc nào cũng hoạt động. Đa số các loại xe phổ thông, nhà sản xuất thường chỉ cho phép ACC hoạt động ở dải tốc độ từ 30-180 km/h.

Đối với nhiều mẫu xe hạng sang, ACC còn hoạt động ở tốc độ tối thiểu cao hơn, có thể là từ 72 km/h.

Vì vậy, khi cài đặt, hãy chú ý đèn báo ACC hiện màu xanh trên bảng đồng hồ thì chúng mới được kích hoạt.

Tiếp theo, cần luôn lưu tâm một điều là các công nghệ chỉ có chức năng hỗ trợ, đừng hoàn toàn phó mặc nó. Sự an toàn vẫn phụ thuộc vào chính người cầm lái.

Những xe nào có ACC?

Để liệt kê toàn bộ thì rất khó. Nhưng hiện nay, đa số các loại xe đời mới sản xuất từ năm 2019 và có khoảng giá bán lẻ từ 800 triệu đồng trở lên đều đã có ACC hoặc “hèn” lắm cũng có Cruise Control.

Thậm chí ngày nay, khi các nhà sản xuất ô tô lao vào cuộc đua công nghệ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn thì ACC đang dần trở thành chức năng… quá bình thường. Chúng thậm chí chỉ còn là một chức năng nhỏ nằm trong một gói công nghệ an toàn tân tiến hơn.

Các gói công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn thường bao gồm chức năng ACC, cảnh báo và hỗ trợ giữ làn, hệ thống đèn pha tự động thích ứng, hệ thống hỗ trợ phanh tự động,

Có thể kể đến các gói công nghệ mà ACC chỉ là một công nghệ nhỏ trong đó như:

-         Gói công nghệ EyeSight trên mẫu xe Subaru Forester và Outback.

-         Gói công nghệ Honda Sensing trên mẫu xe CR-V và Accord.

-         Gói công nghệ Toyota Safety Sense trên xe Corolla Cross, Hilux, Fortuner.

-         Gói công nghệ i-Activsense trên một số mẫu xe Mazda sắp ra mắt vào năm 2021.

Đây đều là các gói công nghệ trên các dòng xe phổ thông. Đối với các loại xe hạng sang hay siêu sang, các gói công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn còn tối tân hơn nhiều.

 

tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

Hàng triệu xe Honda CR-V bị điều tra tự động phanh khẩn cấp gây tai nạn

Những chiếc Honda CR-V và Accord tự động kích hoạt phanh khẩn cấp dù không có chướng ngại vật xuất hiện, gây ra nhiều vụ tai nạn.

Hyundai Santa Fe 2025 về Việt Nam mạnh 280 mã lực, không còn máy dầu

Hyundai Santa Fe 2025 khi về Việt Nam sẽ không còn tùy chọn máy dầu. Thay vào đó là động cơ hybrid.

VinFast bổ sung gói thuê pin mới cho VF 5 Plus: Chỉ từ 1,2 triệu đồng/tháng

VinFast công bố bổ sung thêm gói thuê pin mới với mức phí chỉ từ 1,2 triệu đồng/tháng cho VF5 5.

Vietmap gây tranh cãi khi dừng bản đồ trọn gói, chuyển sang dạng thuê bao

Vietmap dừng hỗ trợ bản đồ S2, ép người dùng chuyển sang Vietmap Live.

Ô tô Trung Quốc chất đống, gây tắc nghẽn cảng biển châu Âu

Các hãng ô tô Trung Quốc đang biến những cảng biển Châu Âu thành bãi đậu xe.

VinFast hợp tác 12 đại lý mới tại Mỹ

12 đại lý mới vừa được VinFast công bố hợp tác tại thị trường Mỹ.

Xe điện Aion Y về Việt Nam, có gì để cạnh tranh VinFast?

Không có trạm sạc nhanh là bất lợi lớn nhất của xe điện nói chung và Aion Y nói riêng khi về Việt Nam.