Chiến lược khác biệt của Mỹ và EU trước làn sóng xe điện Trung Quốc

EV | Minh Thắng 03/07/2024 07:00

Mỹ và châu Âu cùng tăng thuế nhập khẩu xe điện Trung Quốc, nhưng tác động dự báo rất khác nhau. Ngày 14/5, Mỹ thông báo tăng thuế nhập khẩu xe điện Trung Quốc từ 27,5% lên 102,5%. Lael Brainard, cố vấn kinh tế quốc gia của Tổng thống Joe Biden, cho biết mục đích là tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất ô tô và công nhân Mỹ.

Một tháng sau, châu Âu có động thái tương tự. Ủy ban châu Âu (EC) ngày 12/6 thông báo các hãng xe điện Trung Quốc như BYD, Geely, và SAIC sẽ bị áp thuế mới lần lượt là 17,4%, 20%, và 38,1%, thay cho mức 10% trước đó. EC cho rằng chuỗi giá trị xe điện Trung Quốc hưởng lợi từ "trợ cấp không công bằng," gây hại cho các đối thủ EU.

Tuy cùng tăng thuế, tác động của Mỹ và châu Âu lại khác nhau. Mỹ từ lâu đã hạn chế xe điện Trung Quốc, hiện không có hãng xe điện lớn nào của Trung Quốc bán chính thức tại Mỹ. Lượng xe điện Trung Quốc vào Mỹ rất ít, nên thuế nhập khẩu không ảnh hưởng ngay đến doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, các hãng có thể chọn sản xuất ở Mexico để tận dụng hiệp định thương mại tự do với Mỹ và Canada.

Ngược lại, EU mở cửa cho xe điện Trung Quốc, chỉ làm chậm lại dòng chảy xe điện vào thị trường này. Mức thuế của EU cũng thấp hơn Mỹ, giúp các hãng xe Trung Quốc tiếp tục phát triển. Citi ước tính BYD có thể thu lợi nhuận lớn hơn ở châu Âu so với thị trường Trung Quốc. Kế hoạch tăng thuế của EU cũng có thể thay đổi sau khi đàm phán với Trung Quốc.

u

Ngày 22/6, Reuters đưa tin giới chức Trung Quốc và EU đã đồng ý đàm phán lại kế hoạch thuế. Trung Quốc phản ứng bằng việc mở cuộc điều tra chống bán phá giá với thịt lợn châu Âu. EU áp dụng "thuế bù đắp" theo quy định WTO, trong khi Mỹ dùng Điều khoản 301, làm đàm phán song phương gần như không thể.

Tại EU, tăng thuế sẽ thúc đẩy quá trình nội địa hóa sản xuất. Các hãng xe điện Trung Quốc lên kế hoạch xây 8 nhà máy ở châu Âu, đảm bảo tỷ lệ linh kiện nội khối đủ lớn để không mất thuế. Tuy nhiên, khi lượng người mua chưa đủ lớn, thuế nhập khẩu khiến châu Âu dư thừa xe điện, có lợi cho người tiêu dùng nhưng gây khó cho các hãng xe truyền thống.

Mỹ hỗ trợ xe điện qua Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), dành 370 tỷ USD thúc đẩy công nghệ sạch. Nếu thành công, Mỹ có thể tạo chuỗi cung ứng xe điện mới, bên cạnh chuỗi của Trung Quốc. Tuy nhiên, căng thẳng chính trị toàn cầu khiến lợi nhuận ngành xe điện giảm sút.



tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

VinFast VF 3 xuất khẩu đến Philippines

7 chiếc VinFast VF 3 đủ màu sắc đang được vận chuyển sang Philippines gây tò mò trên mạng xã hội.

Range Rover Velar 2024 sắp có mặt tại Việt Nam

Theo kế hoạch, vào cuối năm nay, Land Rover Việt Nam sẽ chính thức trình làng mẫu Range Rover Velar thế hệ mới.

Nissan Navara thế hệ mới lộ thiết kế vuông vức

Nissan Navara thế hệ mới có kích thước lớn vượt trội so với thế hệ cũ, đặc biệt là chiều dài.

Kia Carnival 2025 xuất hiện tại đại lý Việt Nam, chuẩn bị ra mắt

Màu xanh lá cây đặc trưng của Kia Carnival tại Việt Nam cho thấy mẫu xe nâng cấp sắp được trình làng với khách hàng trong nước.

TP.HCM: Tất cả bến xe sẽ được phủ trạm sạc xe điện công cộng

Các trạm sạc này sẽ tuân thủ tiêu chuẩn chung, hỗ trợ mọi loại xe điện.

Xe điện Volvo EC40 rục rịch về Việt Nam

Mẫu xe thuần điện Volvo EC40 sẽ được bán chính hãng tại Việt Nam với tầm hoạt động 480 km mỗi lần sạc.

Cháy xe đầu kéo Tesla, mất 14-15 tiếng và gần 190.000 lít nước để đập lửa

Cụm pin đã bốc cháy sau khi chiếc xe sơ-mi rơ-moóc điện hiệu Tesla đâm vào gốc cây bên đường cao tốc liên bang ở Mỹ.

10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 8.2024

Cục diện cạnh tranh trong top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 8.2024 không có nhiều thay đổi khi Mitsubishi Xforce vẫn dẫn đầu.