Bạn đọc viết | BYD xây nhà máy ở Campuchia trước chứ không phải Việt Nam

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) Sun Chanthol vừa cho biết, hãng sản xuất ô tô Trung Quốc BYD sẽ xây dựng một nhà máy lắp ráp mới tại Campuchia, dự kiến đi hoạt động vào cuối năm 2025 với công suất sản xuất hàng năm là 10.000 xe, theo PhnomPenh Post ngày 7/2.

Nhà máy của BYD được bố trí nằm trong Khu kinh tế đặc biệt Sihanoukville (SSEZ) và công tác chuẩn bị xây dựng đang tiến hành. Ông Sun Chanthol cho rằng, vị trí gần cảng quốc tế lớn nhất Campuchia là Sihanoukville sẽ giúp BYD dễ dàng nhập khẩu phụ tùng và linh kiện hơn.
 
 
Ông Lor Vichet, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Campuchia - Trung Quốc (CCCA) nhìn nhận, việc mở nhà máy BYD tại Campuchia sẽ phục vụ thị trường quốc tế nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu trong nước, vì thị trường xe điện tại Campuchia vẫn chưa lớn.
 
 
Tuy nhiên, ông Lor Vichet cũng cho rằng, Campuchia cần tập trung vào việc tăng cường đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao và trung bình để ứng phó tốt hơn với môi trường thương mại quốc tế hiện tại và tương lai.
 
“Để trở thành địa điểm hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong thời kỳ bất ổn chính trị và kinh tế toàn cầu, Campuchia phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và lao động có tay nghề cao,” ông Lor Vichet nói.
 
Ông Hong Vanak, chuyên gia kinh tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia, bày tỏ tinh tưởng rằng sự xuất hiện của nhà máy lắp ráp ô tô BYD sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho Campuchia, bao gồm cơ hội việc làm, cải thiện năng lực của lực lượng lao động, doanh thu thuế, tăng số lượng nhà máy sản xuất phụ tùng xe và lợi nhuận từ việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
 
 
“Ngoài tất cả những lợi ích này, Campuchia cũng có thể nâng cao danh tiếng của mình và thu hút nhiều công ty quốc tế hơn đến đầu tư. Mặt khác, việc mở nhà máy có thể khuyến khích người dân Campuchia mua nhiều xe điện hơn vì giá cả có thể phải chăng hơn. Bên cạnh đó, người dân cũng sẽ bớt những mối lo về việc thiếu phụ tùng,” ông nói.
 
 
Trước đó, hồi tháng 7/2024, BYD đã thông báo về kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô tại Campuchia với công suất tối đa là 20.000 xe mỗi năm. Kế hoạch này được công bố trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Hun Manet và ông Liu Xueliang, Tổng Giám đốc bộ phận kinh doanh ô tô BYD châu Á – Thái Bình Dương hôm 15/7/2024.
 
Thương hiệu BYD bắt đầu gia nhập thị trường Campuchia từ năm 2020 và đã có 2 showroom được khai trương tại Phnom Penh trong năm 2024. Ngoài BYD, hiện có khoảng 10 thương hiệu bán xe năng lượng sạch tại quốc gia này, trong đó có những thương hiệu lớn như: BMW, Tesla và Toyota.
Tham khảo: Hai Nam

tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

OMODA C7 và OMODA C3 mở rộng lựa chọn crossover cho giới trẻ

OMODA&JAECOO chính thức giới thiệu hai mẫu crossover mới: OMODA C7 và OMODA C3.

Hành trình đi từ TPHCM - Đà Lạt và quay về bằng 'chiến thần' VF3

Góc chia sẽ hành trình đi từ TPHCM - Đà Lạt và Đà Lạt - TPHCM bằng chiến thần VF3

Những tính năng 'đáng giá' trên xe tay ga hiện đại Yamaha Grande

Các mẫu xe tay ga thế hệ mới, như Yamaha Grande, ngày càng được trang bị nhiều công nghệ và tính năng tiện ích, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Doanh số VinFast toàn cầu tăng 296%, gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái

Ngày 28/4/2025 – VinFast công bố kết quả kinh doanh toàn cầu trong Quý 1/2025 với tổng cộng 36.330 ô tô điện được bàn giao, tăng mạnh 296% so với cùng kỳ năm 2024.

Tesla Cybertruck gây thiệt hại nặng cho 1 tờ báo Mỹ

Tesla Cybertruck vừa khiến Edmunds chịu khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử hoạt động của mình.

Lộ diện BMW 320i Sportline LCI 2025 tại Việt Nam, thay đổi rõ ở nội thất

BMW 320i Sportline LCI 2025 xuất hiện tại các đại lý tại Việt Nam với một số thay đổi ở trang bị và thiết kế nội thất.

Xe điện Trung Quốc FAW Bestune NAT xuất hiện tại Việt Nam, dự kiến khoảng 600 triệu đồng

FAW Bestune NAT sẽ được lắp ráp tại nhà máy đặt ở Việt Nam với giá dự kiến 600 triệu đồng.

VinFast VF 7 là mẫu xe được mong chờ nhất ngay lúc này tại Ấn Độ

ABP News trao giải “Mẫu xe mới được mong chờ nhất” cho VF 7 của VinFas.