Khám phá các tiêu chuẩn đo quãng đường vận hành xe điện

EV | Thắng Nguyễn 17/11/2023 08:12

Hiện nay, bốn tiêu chuẩn kiểm tra thông dụng nhất về tầm hoạt động của xe điện được sử dụng trên toàn thế giới, bao gồm EPA, WLTP, NEDC và CLTC.

Xe điện là tương lai của ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu, và một trong những câu hỏi thường được đặt ra là “Tầm hoạt động của chiếc xe là bao nhiêu?”.

Mỗi khách hàng khi tìm kiếm một mẫu xe điện đều sẽ chú trọng vấn đề này. Tuy nhiên, việc tìm kiếm câu trả lời không hề đơn giản vì người ta thường sử dụng một số tiêu chuẩn kiểm tra khác nhau để tính toán tầm hoạt động của một mẫu xe điện.

Hiện tại, trên thế giới có 4 tiêu chuẩn kiểm tra phổ biến nhất: EPA (Environmental Protection Agency), WLTP (Worldwide Harmonized Light-Duty Vehicle Test Procedure), NEDC (New European Driving Cycle) và CLTC (China Light-Duty Vehicle Test Cycle).

Một số bài kiểm tra sẽ cho kết quả “hào phóng” hơn những bài khác, và trong số này, NEDC và CLTC thường cho ra kết quả cao nhất. Tiêu chuẩn EPA thông thường đem tới thông tin chính xác nhất mà khách hàng có thể tìm thấy trên Internet, bởi chu trình kiểm tra theo chuẩn này mô phỏng tốt những điều kiện sử dụng thực tế của một mẫu xe điện. WLTP được sử dụng bởi các thương hiệu xe châu Âu và có độ chính xác khoảng 80-90% so với những bài kiểm tra thực tế trên đường.

Tựu chung lại, các bài kiểm tra chuẩn EPA và WLTP đem tới kết quả gần như con số thực tế, trong khi NEDC và tiêu chuẩn CLTC mới của Trung Quốc thường đánh giá quá cao quãng đường xe có thể di chuyển so với đời thực, từ đó dễ gây hiểu lầm cho người sử dụng.

1. Tiêu chuẩn EPA

Tiêu chuẩn EPA có thể được gọi là Phương Pháp Kiểm tra Đa Chu trình Đô thị/Cao tốc (Multi-Cycle City/Highway Test Procedure). Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) tiến hành kiểm tra xe điện trên máy dyno và sau đó thực hiện nhiều chu trình kiểm tra khác nhau với mỗi xe. Phương pháp kiểm tra bắt đầu bằng việc sạc xe và sau đó dừng đỗ qua đêm. Sáng ngày hôm sau, EPA đưa xe đi chạy dyno và bắt đầu quá trình ước tính quãng đường.

Mỗi xe sẽ được kiểm tra qua nhiều chu trình đô thị và cao tốc cho tới khi hết pin và không thể tiếp tục di chuyển. Sau khi hoàn thành chu trình kiểm tra, EPA sẽ nhân con số này với 0,7 để cho ra kết quả cuối cùng. Đây chính là phương pháp được EPA sử dụng để tính toán mức tiêu hao nhiên liệu theo quãng đường của xe điện và có thể so sánh với xe sử dụng động cơ đốt trong (thông số MPGe).

2. Tiêu chuẩn WLTP

Sau vụ lùm xùm Dieselgate của Volkswagen vào năm 2015, Liên minh châu Âu đã quyết định đưa ra phương pháp kiểm tra mới đối với các phương tiện, được gọi là WLTP. Phương pháp sơ khai của WLTP chính là NEDC đã được phát triển từ thập niên 70 và dần trở nên lỗi thời so với những tiêu chuẩn khác. Mức tiêu hao nhiên liệu và quãng đường khi đo theo tiêu chuẩn NEDC đều không sát với kết quả khi sử dụng thực tế.

So với NEDC, WLTP đáp ứng tốt hơn đối với các điều kiện giao thông trong cuộc sống, từ đó mức tiêu thụ nhiên liệu đo được cao hơn khoảng 20%. Lý do cho mức chênh lệch lớn này là bởi điều kiện kiểm tra theo chuẩn WLTP thực tế hơn rất nhiều, với những chu trình dài hơn, tính tới những yếu tố sử dụng hàng ngày (điều hòa không khí, các thiết bị điện tử khác trong xe,…) và áp dụng dải vận tốc lớn hơn để đo (47-132 km/h).

Dù vậy, tiêu chuẩn WLTP vẫn tồn tại một số hạn chế, chẳng hạn như nhiệt độ khi kiểm tra được kiểm soát nghiêm ngặt. Xe điện thường giảm tầm hoạt động trong thời tiết lạnh, do đó con số thực tế có thể thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn WLTP. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách bao gồm và bổ sung chu trình kiểm tra thời tiết lạnh cho chuẩn WLTP.

3. Tiêu chuẩn CLTC

Trong thế giới xe điện, chỉ có các hãng tới từ Trung Quốc sử dụng tiêu chuẩn NEDC để ước tính tầm hoạt động của xe, trong khi các đối thủ từ Hoa Kỳ sử dụng tiêu chuẩn EPA và các nhà sản xuất châu Âu, còn Nhật Bản đều áp dụng tiêu chuẩn WLTP.

Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đang dần áp dụng phương pháp kiểm tra tầm hoạt động và tiêu hao nhiên liệu mới đối với xe điện dành cho thị trường nội địa, đó là CLTC. Tiêu chuẩn mới này hứa hẹn sẽ đem lại kết quả chính xác hơn so với NEDC.

Bài kiểm tra theo chuẩn CLTC bao gồm 3 giai đoạn là vận tốc thấp, trung bình và cao. Quá trình kiểm tra kéo dài 30 phút và xe di chuyển quãng đường tổng cộng khoảng 14,5 km. CLTC có thể được xem như tương đương với WLTP đối với các thương hiệu đến từ thị trường tỷ dân.

Tuy vậy, vẫn có một số khác biệt quan trọng giữa WLTP và CLTC, chẳng hạn như quá trình chạy không tải trong khi kiểm tra mức tiêu hao nhiên liệu (tiêu chuẩn CLTC kéo dài hai lần khoảng thời gian này so với NEDC). Ngoài ra, bài kiểm tra theo tiêu chuẩn CLTC còn bao gồm nhiều khoảng dừng hơn so với WLTP và giới hạn vận tốc kiểm tra của CLTC (114 km/h) thấp hơn đáng kể so với cả NEDC và WLTP.

4. So sánh EPA và WLTP, CLTC và WLTP

Kết quả ước tính của EPA là chính xác nhất, dựa theo số liệu thực tế. Tính trung bình, quãng đường ước tính EPA thấp hơn khoảng 11% so với WLTP. Như vậy, EPA và WLTP cho kết quả chính xác và đáng tin cậy nhằm ước tính quãng đường di chuyển thực sự của xe điện.

Trong trường hợp tìm kiếm một mẫu xe dựa theo quãng đường, đây là hai bài kiểm tra nên được áp dụng, trong khi tiêu chuẩn NEDC và CLTC thường đem tới kết quả tương đối chênh lệch so với tình hình thực tế.

Theo một số nguồn thông tin từ Trung Quốc, ước tính theo tiêu chuẩn CLTC thường cao hơn cả WLTP và NEDC. Ví dụ như trên hình, một mẫu xe điện sở hữu tầm hoạt động 398 km theo chuẩn WLTP và 484 km theo NEDC. Khi áp dụng kiểm tra theo tiêu chuẩn CLTC, con số này lên tới 509 km. Lý do là bởi lãnh đạo Trung Quốc muốn tạo ra phương pháp kiểm tra dựa trên thói quen lái xe, điều kiện giao thông và đường phố nước này. Từ đó, kết quả nhận về có phần “tích cực” hơn.

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy WLTP đem lại kết quả chính xác hơn nhiều so với CLTC, bởi tiêu chuẩn của Trung Quốc thường quá lạc quan. Tính trung bình, tầm vận hành tính theo CLTC thường cao hơn 15-25% so với WLTP. Hầu hết các thương hiệu xe Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn này để hiển thị quãng đường ước tính, và ngay cả ông lớn Tesla cũng đã tính toán và cập nhật số liệu.

CLTC đang ở giai đầu trong quá trình trở thành tiêu chuẩn ước tính quãng đường duy nhất tại Trung Quốc – thị trường xe điện lớn nhất trên thế giới. Dù việc ước tính quá cao tầm hoạt động của xe có thể dẫn tới nhiều hệ lụy, song đây lại là tiêu chuẩn duy nhất ưu tiên thói quen lái xe và điều kiện giao thông Trung Quốc.

Vì vậy, nếu đang tìm kiếm một mẫu xe điện để sử dụng tại đây, CLTC thực sự là một tiêu chuẩn vô cùng chính xác. Trong trường hợp chủ xe ở một quốc gia khác, những tiêu chuẩn như EPA hay WLTP sẽ là thước đo tin cậy hơn.

tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

Xe Tàu Omoda 5 sắp về Việt Nam gãy trục sau khi đang chạy, 'rúng động' cộng đồng

Chery Omoda 5 đang chạy trên đường phố Malaysia bất ngờ gãy rời trục sau, gây "bão" mạng xã hội.

Người đàn ông lái Porsche trọn đời

Lời kể của một người đàn ông 57 tuổi với chiếc Porsche 911 Turbo đã chạy hơn 1 triệu km.

Nữ tay lái qua đời trong xe Tesla vì xe bị chìm không thể mở cửa

Angela Chao, 50 tuổi, Giám đốc điều hành Foremost Group đã gặp tai nạn khi điều khiển chiếc xe Tesla.

Xe điện Honda e:NP2 hợp tác với Trung Quốc, so kè VinFast VF8

Honda e:NP2 là sản phẩm hợp tác giữa thương hiệu ô tô Nhật Bản với GAC (Trung Quốc), cạnh tranh với các mẫu SUV D như VinFast VF 8.

Mitsubishi Xforce có thực sự bán chạy tại Việt Nam?

Mitsubishi Xforce vừa lọt Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng song trên thực tế, mẫu xe này đã được nhận đặt cọc từ cách đây gần... 2 năm.

Gửi lại chìa khóa cho nhân viên rửa ô tô, sai lầm của nhiều tài xế

Giao chìa khóa xe cho nhân viên rửa xe tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng.

Kia Sorento bản hybrid ế ẩm, giảm giá tới 120 triệu đồng tại Việt Nam

Kia Sorento bản hybrid hiện tại có giá khởi điểm chỉ 1,029 tỷ đồng tại Việt Nam, rẻ hơn cả Honda CR-V.

Hàng triệu xe Honda CR-V bị điều tra tự động phanh khẩn cấp gây tai nạn

Những chiếc Honda CR-V và Accord tự động kích hoạt phanh khẩn cấp dù không có chướng ngại vật xuất hiện, gây ra nhiều vụ tai nạn.