Hàng giả tinh vi: Gánh nặng cho ngành xe máy Việt Nam

Cuộc chiến chống phụ tùng xe máy giả ở Việt Nam đã kéo dài hơn 10 năm, với những thách thức ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hãng xe và cơ quan chức năng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xử lý những hành vi này.

Trong khoảng 10 năm gần đây, cuộc chiến chống phụ tùng xe máy giả trở thành một trận đánh dài hơi chưa có hồi kết. Các hãng xe xác định rằng cuộc chiến này còn dài bởi các thủ đoạn sản xuất, buôn bán ngày càng tinh vi.

Xe máy giả bị cảnh sát kinh tế và quản lý thị trường Hưng Yên thu giữ (Ảnh: Công an cung cấp).

Giá rẻ bằng nửa chính hãng

Ngày 10/5/2024, Công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố vụ án hình sự về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả" xảy ra tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Lực lượng chức năng thu giữ 75 chiếc xe máy giả nhãn hiệu Bosscity S50. Sau khi giám định lô xe, Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận rằng các chi tiết như dung tích động cơ, chế hòa khí, vành, lốp xe không phù hợp với kiểu loại được chứng nhận.

Ở các địa phương đông dân như TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, và các tỉnh miền núi như Đắk Nông, Gia Lai, Lào Cai, năm nào cảnh sát kinh tế và quản lý thị trường cũng phát hiện và thu giữ hàng vạn bộ phụ tùng xe máy giả của các nhãn hiệu nổi tiếng như Honda, Yamaha, Piaggio. Trong nhiều vụ án, không chỉ có cá nhân mà cả pháp nhân bị khởi tố về tội làm hàng giả.

Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, năm 2023 có đến 55/63 Cục Quản lý thị trường tỉnh thành đã kiểm tra và xử lý những vụ sản xuất, buôn bán, lắp ráp phụ tùng giả mạo nhãn hiệu các hãng như Honda, Yamaha, Sym. Các sản phẩm bị làm giả nhiều nhất gồm má phanh, lá côn, ổ khóa, ốp ống xả, yên xe, nắp chụp bugi, nắp chụp lốc máy, lọc nhớt, mặt nạ, và đèn pha. Những phụ tùng giả này thường có giá rẻ bằng một nửa hàng chính hãng.

Trình độ làm giả ngày càng cao

Sản xuất phụ tùng giả quy mô lớn thậm chí đã lan sang cả mảng linh kiện ô tô. Đầu năm nay, tại Thừa Thiên - Huế, lực lượng chức năng đã bắt giữ 500 tấm kính chắn gió ô tô giả các nhãn hiệu như Toyota, Mercedes, Peugeot, Kia, Ford, Hyundai, Mazda. Nhóm đối tượng gồm 6 người đã bị khởi tố điều tra.

Kính ô tô giả nhãn hiệu Hyundai, Mazda bị công an bắt giữ tại Thừa Thiên - Huế (Ảnh: Công an cung cấp).

Ông Đỗ Văn Phung, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, cho biết với phụ tùng nhập khẩu giả, các đối tượng thường chia nhỏ và phân tán ngay từ khi qua cửa khẩu về các điểm tập kết trong nội địa, thông qua hệ thống vận chuyển logistics. Hàng hoá thường tính theo cân nặng nên doanh nghiệp vận chuyển cũng không biết về chất lượng thật của sản phẩm.

Với hàng giả sản xuất tại chỗ, các đối tượng thường lợi dụng những nơi ít người qua lại như kho tàng, bến bãi, tổ chức chặt chẽ, bí mật và số lượng người tham gia hạn chế nhằm tránh sự chú ý của cộng đồng và cơ quan chức năng. Đặc biệt, có những đối tượng chỉ nhận đơn hàng một lần với số lượng lớn rồi đóng cửa cơ sở sản xuất sau khi hoàn thành.

Trình độ làm giả phụ tùng càng cao khiến người tiêu dùng khó có thể nhận biết được.

10 năm kiên trì

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), hơn 10 năm qua, thực trạng các hãng xe thuộc VAMM bị làm giả sản phẩm và xâm phạm sở hữu trí tuệ rất phức tạp. Giai đoạn 2000-2011, VAMM tập trung hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý xe máy giả. Kết quả, giai đoạn 2012-2018 không còn tình trạng xe máy giả.

Trưng bày giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật với hàng giả tại Tổng cục Hải quan.

Tuy nhiên, từ 2019 đến nay, xe máy điện vi phạm kiểu dáng công nghiệp tái xuất hiện, với các mẫu xe điện nhái giống hệt xe xăng. Năm 2021 và 2022 ghi nhận mỗi năm hơn 200 xe máy giả. Các mẫu xe bị xâm phạm nhiều nhất chủ yếu là Super Cub, Wave và Vespa. Honda cung cấp số liệu cho thấy có 14 nhà sản xuất nội địa xâm phạm sở hữu trí tuệ mẫu xe Super Cub của họ.

Với linh kiện phụ tùng, VAMM cho biết giai đoạn 2013-2015 là thời kỳ bùng nổ phụ tùng giả, với mỗi năm cơ quan chức năng thu giữ 5,5 vạn bộ linh kiện. Từ 2016-2023, số lượng phụ tùng giả có xu hướng giảm nhưng nhãn mác làm giả trở nên tinh vi hơn và chủ yếu bán qua kênh online. Năm 2023, VAMM đã phát hiện và phối hợp cơ quan chức năng xử lý 384 trường hợp "shop online" bán phụ tùng giả, với các con số tương ứng các năm trước là 271 vụ (2022) và 246 vụ (2021).

Các nền tảng thương mại điện tử bị lợi dụng để bán phụ tùng giả gồm Shopee, Lazada và Facebook. Theo VAMM, có bốn khó khăn lớn với các hãng xe máy trong cuộc chiến chống hàng giả: khó xử lý triệt để, quá trình xử lý kéo dài, khó xác định đối tượng vi phạm và việc trưng cầu giám định gây kéo dài thời gian xử lý.

tin liên quan

BÌNH LUẬN

hot trend

VinFast Evo Neo giá chưa đến 20 triệu đồng, Honda icon:E sống sao?

VinFast Evo Lite Neo và Evo Neo có giá lần lượt 19,9 và 24 triệu đồng tại Việt Nam, đe dọa mạnh Honda icon:E sắp ra mắt.

Toyota Land Cruiser 2025 cập bến Việt Nam: khách sẵn sàng trả thêm để nhận xe sớm

Một lần nữa, mẫu xe này gây xôn xao bởi hiện tượng "bia kèm lạc", khi khách hàng phải chi thêm hàng trăm triệu đồng để được nhận xe sớm.

Vingroup nộp gần 2,2 tỷ USD vào ngân sách nhà nước trong năm 2024

Chiếm quá nửa tiền nộp ngân sách năm 2024 của Vingroup là tiền sử dụng đất, thuê đất và các nghĩa vụ theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao với 28.797 tỷ đồng.

Có thêm Mazda2 phiên bản Deluxe, giá dưới 500 triệu đồng tại Việt Nam

THACO bổ sung thêm phiên bản Mazda2 Deluxe, nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan về Việt Nam.

Piaggio Liberty Z ra mắt tại Việt Nam: Giá quá cao, liệu có xứng đáng?

Mức giá 57,5 triệu đồng đặt ra câu hỏi về tính cạnh tranh của Liberty Z so với các đối thủ trong cùng phân khúc.

Honda Winner X được ưu đãi lớn, cơ hội cho các bạn trẻ

Honda Việt Nam (HVN) vừa triển khai chương trình khuyến mại với tên gọi "Ưu đãi đỉnh - Định chất X” cùng những ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng mua dòng xe Winner X.

Chính thức giảm thuế nhập khẩu một số loại ô tô từ 31/3/2025

Theo Nghị định số 73, từ 31/3, ô tô sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.

Volvo khuyến cáo chủ xe Plug-in Hybrid tạm ngưng cắm sạc vì nguy cơ cháy nổ

Xe Volvo có nguy cơ chập điện bên trong pin, có thể dẫn đến cháy nổ khi xe đang sạc, ngay cả khi đang đỗ.